Câu hỏi:
13/07/2024 8,265Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong các đơn chất, hợp chất và ion sau: Zn, H2, Cl‑, O2-, S2-, HSO4-, Na2S2O3, KNO3
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
⇒ Số oxi hóa:
- Đối với ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử trong ion bằng điện tích của ion đó.
⇒ Số oxi hóa của nguyên tử Cl, O, S trong Cl‑, O2-, S2- lần lượt bằng -1; -2; -2.
- Đối với ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
- Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, số oxi hóa của oxygen bằng -2.
⇒ Xét ion HSO4-
+ Số oxi hóa của H là +1, của O là -2
+ Số oxi hóa của S là x ta có: 1.(+1) + 1.x + 4.(-2) = -1 ⇒ x = +6
- Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
- Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1.
⇒ Xét phân tử Na2S2O3
+ Số oxi hóa của Na là +1
+ Số oxi hóa của O là -2
+ Số oxi hóa của S là x ta có: 2.(+1) + 2.x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = +2
Xét phân tử KNO3
+ Số oxi hóa của K là +1
+ Số oxi hóa của O là -2
+ Số oxi hóa của N là x ta có: 1.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = +5
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử trong mỗi trường hợp
a) HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2↑ + H2O
b) KMnO4 + KNO2 + H2SO4 → MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
c) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O
d) H2C2O2 + KMnO4 + H2SO4 → CO2↑ + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 2:
Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là hỗn hợp gồm ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200oC, ammonium perchlorate nổ theo phản ứng sau:
NH4ClO4 N2↑ + Cl2↑ + O2↑ + H2O↑
Lập phương trình hóa học của phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron.
Câu 3:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl↑ + H2O (1)
NH3 + Br2 → N2 + HBr (2)
NH3 + CuO Cu + N2 + H2O (3)
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 (4)
KClO3 KCl + O2↑ (5)
Câu 4:
Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu ∗ trong các chất và ion dưới đây:
a)
b)
Câu 5:
Lập phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy gas trong không khí và phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu của tàu con thoi. Xác định vai trò của các chất trong mỗi phản ứng
Câu 6:
Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:
H2S + Br2 → 2HBr + S↓ (1)
2KClO3 2KCl + 3O2↑ (2)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (3)
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Vì sao? Hãy xác định quá trình oxi hóa và quá trình khử của các phản ứng đó
về câu hỏi!