Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tham khảo:
Cảnh ngày hè
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa tờ hoa của mình. Đến với Cảnh ngày hè người đọc bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, sinh động, giàu sức sống nội lực toát ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên đặc biệt là ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.
Với cương vị là một bậc công thần của dân tộc, ngày ngày mang vác trên vai gánh nặng chính sự, quốc sự thì hình ảnh Nguyễn Trãi trong câu thơ đầu này quả thực có chút lạ lẫm. Nhưng “Hóng mát thuở ngày trường”, phần nào cho người đọc thấy một tâm thế khác của Nguyễn Trãi, ông phải chăng đã tạm gác việc triều chính, thế sự nhiễu nhương sang một bên, tạm lánh đục về trong, sống đời sống của một hiền nhân thanh cao không vướng bụi trần. Phần nào có lẽ cũng vì thế, mà tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên trong thi nhân đã khiến những cảnh sắc thiên nhiên vốn thân thuộc, bình dị trở nên mơn mởn sức sống sức xanh:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì ngược dòng thời gian trở về trước, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên ngày hè, nào hòe, nào lựu, và cả hồng liên trì. Cái mới lạ ở đây là cách Nguyễn Trãi gọi dậy sức sống ở trong từng loại thảo mộc, là ở ngòi bút rất có hồn của thi nhân như đã điểm bút lực vào cho cả những thứ tưởng rất đỗi vô tri. Các động từ mạnh “đùn đùn, phun, tiễn” cho thấy sức sống căng tràn, dồi dào, thấy được nhựa sống đang lên trong lòng vạn vật. Thơ trung đại ưa vẻ đẹp của cái tĩnh, thanh trong vị, đạm trong màu sắc, ít khi nào ta thấy thiên nhiên trong thơ trung đại có những chuyển động mạnh, ấy vậy mà trong thơ Nguyễn Trãi sự sống như đang phun trào từ chính bản thân của cảnh vật. Đó không chỉ là sức sống, mà còn là nội lực sống căng tràn, tưởng như đang chảy tràn trên trang sách. Nghe thấy được những chuyển động tế vi, mạch sống quý giá ấy bên trong cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Trãi qủa nhiên phải là một hồn thơ vô cùng tinh tế với những sợi tơ đàn bén nhạy đến độ. Có được cảm quan đó, hẳn đấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, và rạo rực với niềm tin vào cuộc sống, vào dòng lưu chuyển đất trời. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nhờ những chuyển động mạnh mẽ đầy nội lực ấy mà bớt đi vẻ đài các cao sang ước lệ của văn chương cổ điển, mà mang đậm hơi thở của cuộc sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
Ở trên là bức tranh thiên nhiên rạo rực sức sống, thì ở dưới là hình ảnh cuộc sống bình dị, câu trên là dân dã thường ngày câu dưới lại vẫn pha chút ước lệ cổ điển của văn học trung đại. Rõ ràng, trong tâm niệm của người Việt, hình ảnh chợ biểu hiện phần nào chất lượng cuộc sống, ở câu thơ này, chợ cá “lao xao”, phần nào thấy được cuộc sống no đủ, tấp nập, buôn bán huyên náo của người dân chứ không còn “lác đác bên sông chợ mấy nhà nữa”. Chính những gợi ý nho nhỏ từ câu thơ này, mà ở dưới mong ước của bậc trung quân, yêu nước thương dân càng thêm sâu sắc, rõ nét:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Điển tích đàn Ngu cầm của vua Nghiêu Thuấn là hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị. Từ đây, có thể hiểu tấm lòng tác giả đó là ông khao khát, mong muốn, mong mỏi nhân dân có cuộc sống an lạc, thái bình, không trải qua cảnh binh đao giày xéo. Chính ước mơ ấy đã phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Bằng việc sử dụng sinh động, linh hoạt các động từ mạnh mang đến nội lực từ bên trong sự vật, Nguyễn Trãi dường như không chỉ đang khắc họa bức tranh mùa hè mà còn đang khiến sự vật tự họa mình trên trang viết, tự thể hiện sức sống nội lực, căng tràn của chính nó, có lẽ vì thế mà dẫu sử dụng kết hợp một vài chất liệu cổ điển đã cũ đã quen, bài thơ của Nguyễn Trãi vẫn để lại dấu ấn riêng của hồn thơ ông. Đặc biệt, đằng sau bức tranh thiên nhiên, điều đọng lại làm xúc động trái tim người đọc là tấm lòng lo cho nước, thương dân của nhà thơ.
Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái đẹp vào trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Bên cạnh đó, một cách giản dị và sâu sắc bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định dàn ý của bài viết và nhận xét về cách trinh bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
Câu 2:
Văn bản đã giới thiệu và phân tích những nội dung nổi bật gì của tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam?
Câu 3:
Bài viết của Khái Hưng giúp bạn biết điều gì về Thạch Lam và các truyện ngắn của ông trước khi đọc tập truyện Gió đầu mùa?
Câu 4:
Sự đồng cảm của người viết với tác giả Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ đã được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Câu 5:
Bài viết đã giúp bạn hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa văn và đời? Theo bạn, cách tiếp cận sáng tác từ góc nhìn của tác giả bài biết có đặc điểm và ưu thế gì?
Câu 6:
Những nội dung nổi bật nào của cuốn sách đã được tác giả giới thiệu? Cách giới thiệu đó có thể khơi lên ở người đọc những ấn tượng gì về cuốn sách?
Câu 7:
về câu hỏi!