Câu hỏi:

29/06/2022 326

Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các từ ngữ chỉ vua chúa được sử dụng trong văn bản: “đấng thánh đế minh vương”, “thánh minh”, “thánh thần”

Các từ ngữ được liệt kê ở trên không nằm trong lời đối thoại trực tiếp với vua mà là từ ngữ dùng để nói về vua với tư cách là đối tượng thứ ba. Tất cả đều toát lên sự tôn kính hết mức, xem vua chúa như đấng siêu phàm, luôn là người anh minh, thấu tỏ mọi điều. Rõ ràng, cách xưng hô này thể hiện uy quyền tuyệt đối của vua chúa trong xã hội phong kiến - một điều được mặc nhiên xem là chân lí, được củng cố bởi học thuyết Nho giáo và toàn bộ các thiết chế xã hội được xây dựng trên nền tảng học thuyết này.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?

Xem đáp án » 29/06/2022 1,784

Câu 2:

Dựa vào nội dung của văn bản, hãy thử trả lời câu hỏi: Thế giới mạng là gì?

Xem đáp án » 29/06/2022 1,514

Câu 3:

Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?

Xem đáp án » 29/06/2022 943

Câu 4:

Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học thể hiện ở những điểm nào?

Xem đáp án » 29/06/2022 871

Câu 5:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì. Theo các nhà khoa học quan sát, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm? mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau.

(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 6 — 7)

Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?

Xem đáp án » 29/06/2022 754

Câu 6:

Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?

 

Xem đáp án » 29/06/2022 701

Câu 7:

Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định sau: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họt.!”

Xem đáp án » 29/06/2022 555

Bình luận


Bình luận