Câu hỏi:
13/07/2024 491Nêu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào?
Quảng cáo
Trả lời:
Ý kiến đã nêu của tác giả đi ngược với quan niệm của nhiều người, cũng là đi ngược với một nhận thức phổ biến lâu nay, nhất là khi thơ lãng mạn đang tạo ảnh hưởng lan rộng trong đời sống văn học. Hiển nhiên, những người không đồng tình với tác giả có thể đưa ra một số lí lẽ phản bác như:
- Không thể bác bỏ sự tồn tại của những yếu tố thường được gọi là “định mệnh” bao hàm trong nhận định “chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”. Thực tế văn học có thể cung cấp vô số ví dụ minh chứng cho điều này.
- Không thể đánh đồng lao động thơ với các loại lao động khác. Sự gắng sức, “lầm lũi” lao động, “đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” trong sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng đưa lại kết quả như mong muốn. Có khi, nó chỉ góp thêm bằng chứng cho thấy sự bất lực của nhà thơ, người nghệ sĩ mà thôi.
Trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt và quan điểm riêng của mỗi người, bạn có thể triển khai cuộc đối thoại với tác giả ở những điểm mà mình có cơ sở để nghĩ khác.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?
Câu 3:
Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?
Câu 4:
Dựa vào nội dung của văn bản, hãy thử trả lời câu hỏi: Thế giới mạng là gì?
Câu 5:
Câu 6:
Nêu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận.
Câu 7:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì. Theo các nhà khoa học quan sát, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm? mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau.
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 6 — 7)
Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 6)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận