Câu hỏi:
29/06/2022 347Nêu suy nghĩ về những khó khăn mà người đọc, người xem ngày nay có thể gặp phải khi tiếp cận với nghệ thuật tuồng truyền thống.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Người đọc, người xem ngày nay có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận với nghệ thuật tuồng truyền thống. Chẳng hạn:
- Tuồng nảy sinh và phát triển trong một môi trường văn hoá - xã hội đặc thù, kể những câu chuyện của một thời xa xưa, không dễ tìm được sự đồng điệu ở người đọc, người xem thời hiện đại.
- Tính ước lệ của sân khấu tuồng rất cao, phải hiểu đầy đủ những quy tắc, quan niệm chi phối nó thì mới có thể thưởng thức được cái hay của tuồng một cách trọn vẹn.
- Ngôn ngữ của tuồng (nhất là tuồng cung đình) xa lạ với ngôn ngữ giao tiếp của đời sống thực, vì vậy, thường gây cảm giác rắc rối, khó hiểu.
Như vậy, để hiểu tuồng, yêu tuồng, cần phải trang bị rất nhiều hiểu biết về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ và đặc biệt phải có một thái độ trân trọng thực sự đối với những di sản tinh thần quý báu mà ông cha đã để lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giải thích nghĩa của câu: “Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” Theo bạn, triết lí sống chứa đựng trong câu này cho thấy điều gì về mối quan hệ quan - dân trong xã hội xưa?
Câu 2:
Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo bạn, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?
Câu 3:
Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?
Câu 5:
Tri huyện tự nhận mình là kẻ “Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền”. Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác?
Câu 6:
Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu” được nhắc đến hai lần trong lời thoại.
Câu 7:
Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích?
về câu hỏi!