Câu hỏi:
08/07/2022 440Cho các nhận định sau:
1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi.
2. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
4. Là thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính (châu Âu) nên Việt Nam không bị tác động bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:
* Nhận định thứ nhất: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi”. Đây là nhận định chính xác, vì:
- Sự thất bại, đầu hàng của các thế lực phát xít đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy giành chính quyền. Ví dụ:
+ Trong những năm 1944 - 1945, cùng với cuộc tiến công, truy kích quân đội phát xít của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Lợi dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngoại trừ Mĩ, các nước tư bản thắng hận hay bại trận đều lâm vào khủng hoảng: kinh tế suy thoái, đời sống chính trị - xã hội bất ổn, ... => sự suy yếu của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện khách quan cho cuộc đấu tranh cửa nhân dân thuộc địa, phụ thuộc.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Liên Xô đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực: bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
* Nhận định thứ hai: “Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẩn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định chính xác, vì:
- Cuộc Chiến hanh thế giới thứ nhất (1914 -1918) chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.
- Trong những năm 1919- 1939, quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:
+ Các nước Anh, Pháp tuy có nhịp độ phát triển kinh tế chững lại, song lại sở hữu một hệ thống thuộc địa và thị trường tiêu thụ rộng lớn => thỏa mãn và muốn duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản có nhịp độ phát triển nhanh, tiềm lực mạnh về kinh tế - quốc phòng nhưng lại không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa => bất mãn với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn => muốn phát động cuộc chiến tranh thế giới mới để chia lại thị trường thuộc địa;
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa ngày càng gay gắt.
* Nhận định thứ ba: “Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít”. Đây là nhận định chính xác. Vai trò của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được thể hiện cụ thể như sau:
-Liên Xô:
+ Việc Liên Xô tham chiến đã góp phần quan trọng làm chuyển biến tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: từ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa nhằm phân chia thị trường, thuộc địa chuyển sang cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại các thế lực phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
+ Liên Xô cùng với Mĩ và Anh là ba lực lượng giữ vai trò chủ chốt trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Những thắng lợi của Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Ví dụ: chiến thắng Mátxcơva (cuối năm 1941), chiến thắng Xtalingrát (cuối năm 1942 - đầu năm 1943), ...
+ Liên Xô cũng là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu và hỗ trợ liên quân Anh, Mĩ tiêu diệt quân phiệt Nhật ở châu Á.
- Anh: với tư cách là một trong những nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít, Anh đã tham gia tích cực vào cuộc chiến và những sự kiện mang tính bước ngoặt, góp phần đánh bại nhanh chóng chủ nghĩa phát xít:
+ Thắng lợi trong chiến dịch “Sư tử biển” (tháng 9/1940) của Anh đã làm thất bại kế hoạch đổ bộ của Hít-le và buộc Đức phải chuyển hướng tấn công.
+ Chiến thắng của Anh trong tận En A-la-men (tháng 11/1942) đã đánh bại quân Đức, I-ta-li-a ở Ai Cập, giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sáng phản công trên toàn mặt trận.
+ Ngày 6/6/1944, liên quân Anh - Mĩ đã đổ bộ lên bờ biển Noócmăngđi (Pháp), mở mặt trận mới tấn công phát xít Đức từ phía Tây. Trên đường tiến công về phía Béclin, liên quân đã lần lượt giải phóng các nước Tây Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan.
- Mĩ: dù tham chiến muộn, nhưng những hoạt động của Mĩ đã đem lại lợi ích không nhỏ cho phe Đồng minh như: giúp Liên Xô thoát khỏi gọng kìm từ Nhật Bản và Đức; tiếp tế hàng hỏa quân sự cho các nước Đồng minh; góp phần buộc phát xít Đức và Nhật phải nhanh chóng đầu hàng.
* Nhận định thứ tư: “Là thuộc địa của Pháp, nhưng đó ở xa chiến trường chính (châu Âu) nên Việt Nam không bị tác động bởi Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định không chính xác, vì:
- Việt Nam là thuộc địa của Pháp, trong khi nước Pháp lại tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nên tất yếu Việt Nam sẽ chịu tác động từ cuộc chiến tranh này. Ví dụ:
+ Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho Chiến tranh đế quốc:
+ Tháng 9/1940, phát xít Nhật vượt biên giới Việt - Trung, tiến vào Đông Dương. Dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật, đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng => Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục nhấn mạnh đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, cấp bách nhất.
+ Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, lực lượng Đồng minh thắng lợi trên khắp các mặt trận, đẩy lực lượng phát xít vào thế khó khăn. Ở Đông Dương, phát xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. => Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” làm tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Tháng 8/1945, Nhật Đản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc => Đảng Cộng sản Đông Dương chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
♦ Kết luận: có 3 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Luận điểm nào sau đây không thể chứng minh được cho quan điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2:
Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động nhiều mặt đến tình hình Việt Nam, ngoại trừ việc
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng đều
Câu 5:
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
về câu hỏi!