Câu hỏi:

11/07/2024 955

- Vì sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày?

- Việc đặt cốc nước vôi trong chuông A nhằm mục đích gì?

- Kết quả thí nghiệm phát hiện tinh bột trong các lá cây ở chuông A và chuông B như thế nào? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra nhận xét gì?

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối 3 – 4 ngày để cây ngừng thực hiện quá trình quang hợp và phân giải hết tinh bột trong lá đã được tổng hợp trước đó → tạo điều kiện cho thí nghiệm có kết quả chính xác.

- Việc đặt cốc vôi trong vào trong chuông A nhằm mục đích để nước vôi trong hút hết khí carbon dioxide trong không khí ở chuông.

- Kết quả thí nghiệm phát hiện tinh bột trong các lá cây ở chuông A và chuông B:

+ Các lá cây ở chuông A khi nhỏ dung dịch iodine → có màu vàng. Điều này chứng tỏ các lá cây ở chuông A không thực hiện được quá trình quang hợp chế tạo ra tinh bột.

+ Các lá cây ở chuông B khi nhỏ dung dịch iodine → có màu xanh tím. Điều này chứng tỏ các lá cây ở chuông B vẫn thực hiện được quá trình quang hợp chế tạo ra tinh bột.

→ Từ kết quả thí nghiệm, có thể kết luận rằng quá trình tổng hợp tinh bột cần có sự tham gia của khí carbon dioxide.

Báo cáo kết quả thực hành thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây:

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 06 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Chứng minh khí carbon dioxide cần cho quang hợp.

Tên nhóm: Nhóm 1.

1. Mục đích thí nghiệm

 - Xác định chất khí cần thiết để lá chế tạo tinh bột.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: hai chậu cây khoai lang (hoặc khoai tây hoặc vạn niên thanh) giống nhau.

• Dụng cụ, hóa chất: hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa màu trắng trong) úp được lên chậu cây, hai tấm kính (to hơn đường kính chậu cây), nước vôi trong, dung dịch iodine 1%, ethanol 70%, cốc thủy tinh miệng rộng, đèn cồn, nước, kẹp, đĩa petri.

3. Các bước tiến hành

Bước 1. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.

Bước 2. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

Bước 3. Trong chuông A, đặt hêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.

Bước 4. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.

4. Giải thích thí nghiệm

- Trong chuông A do có đặt cốc nước vôi trong hấp thụ hết khí carbon dioxide, nên lá cây chuông A không có nguyên liệu (khí carbon dioxide) để thực hiện quá trình quang hợp → không tổng hợp được tinh bột → khi thử bằng dung dịch iodine không xuất hiện màu xanh tím.

- Trong chuông B vẫn có khí carbon dioxide nên lá cây có đủ nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp được tinh bột → khi thử bằng dung dịch iodine xuất hiện màu xanh tím.

5. Kết luận

- Khí carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp ở lá cây.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

- Việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích gì?

- Vì sao có màu khác nhau giữa phần bịt giấy màu đen và phần không bịt giấy đen trên bề mặt lá khi nhỏ dung dịch iodine vào?

- Từ hiện tượng quan sát được, em rút ra kết luận gì? Giải thích tại sao.

- Nếu lấy lá xanh không bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên một vị trí của lá thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím không? Vì sao?

Xem đáp án » 11/07/2024 1,255

Bình luận


Bình luận