Câu hỏi:
21/07/2022 1,157- Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?
- Thí nghiệm đã chứng minh được điều gì? Tại sao em kết luận như vậy?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sử dụng hạt nảy mầm vì lúc đó hạt đã diễn ra quá trình hô hấp tế bào mạnh và không có quá trình quang hợp (lấy khí CO2 và đào thải O2).
- Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật cần sử dụng oxygen.
Giải thích:
+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, quá trình này cần oxygen nên các tế bào của hạt sẽ hấp thu oxygen trong bình → Oxygen trong bình A bị hấp thụ nhiều (không đủ hàm lượng để duy trì sự cháy) → Khi cho cây nến vào bình A thì cây nến tắt.
+ Ở bình B, hạt đã được luộc chín (các tế bào đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Hàm lượng oxygen trong bình B không bị giảm vẫn duy trì được sự cháy → Khi cho cây nến vào bình B thì nến vẫn cháy.
Báo cáo kết quả thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Ngày 15 tháng 3 năm 2023
Tên thí nghiệm: Hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm.
Tên nhóm: Nhóm 1
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định chất khí thải ra qua quá trình hô hấp tế bào.
2. Chuẩn bị thí nghiệm
• Mẫu vật: 100 g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,…) nảy mầm.
• Dụng cụ, hóa chất: bình thủy tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.
3. Các bước tiến hành
Bước 1. Chia số hạt đậu thành hai phần (mỗi phần 50 g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.
Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.
Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 – 2 giờ.
Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.
4. Giải thích thí nghiệm
- Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, quá trình này cần oxygen nên các tế bào của hạt sẽ hấp thu oxygen trong bình → Oxygen trong bình A bị hấp thụ nhiều (không đủ hàm lượng để duy trì sự cháy) → Khi cho cây nến vào bình A thì cây nến tắt.
- Ở bình B, hạt đã được luộc chín (các tế bào đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Hàm lượng oxygen trong bình B không bị giảm vẫn duy trì được sự cháy → Khi cho cây nến vào bình B thì nến vẫn cháy.
5. Kết luận
Quá trình hô hấp tế bào cần sử dụng oxygen.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát hình 21.4, mô tả mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá cây.
Câu 2:
Quan sát hình 21.3, cho biết vì sao quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 3:
Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào.
Câu 5:
Dựa vào hình 21.3, lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật.
Câu 6:
Dựa vào kiến thức hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí.
10 câu Trắc nghiệm Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
10 câu Trắc nghiệm Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 - Bộ Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
10 câu Trắc nghiệm Nguyên tử Kết nối tri thức có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sóng âm Kết nối tri thức có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Nguyên tố hoá học Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!