Câu hỏi:

12/07/2024 2,926

Nêu diễn biến chính trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Diễn biến chính trong giai đoạn thứ hai (1917- 1918):

- Tháng 2/1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh.

- Lúc này, Đức gây ra cuộc “chiến tranh tàu ngầm” gây cho Anh nhiều thiệt hại. Viện cớ tàu ngầm Đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe Hiệp ước, Mĩ nhảy vào vòng chiến.

- Ngày 2/4/1917, Mĩ tuyên chiến với Đức. Sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Hiệp ước.

- Tháng 11/1917, nhân dân Nga tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Nhà nước Xô viết ra đời. Để đối phó với các thế lực đế quốc đang bao vây, nhà nước Xô viết đã buộc phải kí với Đức Hòa ước Bret Li-tốp (ngày 3/3/1918). Nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.

- Đầu năm 1918, tranh thủ thời cơ quân Mĩ chưa sang đến châu Âu, quân Đức mở liên tiếp bốn đợt tấn công quy mô lớn trên mặt trận Pháp. Một lần nữa, chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pa-ri.

- Tháng 7/1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu, Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mệt mỏi. Mĩ trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận.

- Từ cuối tháng 9/1918, quân Đức liên tiếp bị thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng: Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo - Hung (2/11/1918).

- Ngày 11/11/1918, Đức kí Hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc bằng sự thất bại của phe Liên minh.

* Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì:

- Lúc đầu, Mĩ giữ thái độ trung lập, nhưng khi các nước tham chiến suy yếu và phong trào cách mạng nổ ra ở nhiều nước, Mĩ quyết định tham gia vào chiến tranh nhằm thu lợi nhuận và ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng. Trên cơ sở đó, Mĩ sẽ vươn lên đứng đầu thế giới.

- Mĩ bí mật bán vũ khí cho các nước tham chiến để thu lợi nhuận.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

* Sự hình thành hai khối quân sự:

- Năm 1882, Đức cùng Áo-Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi liên minh, chống lại Đức.

- Đối phó với âm mưu của Đức, Anh - Pháp - Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904), Anh - Nga (1907), hình thành phe Hiệp ước.

- Như vậy, đến đầu thế kỉ XX, châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: phe Liên minh (1882) gồm Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a mâu thuẫn với phe Hiệp ước (1890 - 1907) gồm Anh, Pháp, Nga.

* Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a và Anh, Pháp, Nga dẫn đến sự hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau ở châu Âu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP