Câu hỏi:
12/07/2024 663Hoàn thành bảng sau phân biệt một số dạng cảm ứng ở thực vật.
Các dạng cảm ứng ở thực vật |
Đặc điểm, ý nghĩa đối với thực vật |
Ví dụ |
Tính hướng sáng |
|
|
Tính hướng nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Các dạng cảm ứng ở thực vật |
Đặc điểm, ý nghĩa đối với thực vật |
Ví dụ |
Tính hướng sáng |
Thân, cành cây hướng về phía có ánh sáng tìm nguồn sáng để quang hợp. |
Cây đậu đặt trong bóng râm một thời gian thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng.
|
Tính hướng nước |
Rễ cây hướng về phía có nguồn nước để tìm được nguồn nước cho cây. |
Nếu chỉ cung cấp nước ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có nước. |
Tính hướng hóa |
Rễ cây hướng về phía có các chất dinh dưỡng để tìm được nguồn chất khoáng cho cây. |
Nếu chỉ đặt phân bón ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có phân bón. |
Tính hướng tiếp xúc |
Ngọn, thân, tua cuốn của các cây thân leo như bầu bí quấn quanh giá thể để giúp cây vươn lên cao. |
Cắm một que gỗ cạnh cây dưa chuột thì sau một thời gian cây dưa chuột sẽ bám và leo quanh que gỗ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. hình thức phản ứng đa dạng.
C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Câu 2:
Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp
A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.
Câu 4:
Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do
A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 5:
Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Câu 6:
Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
A. Tính hướng nước.
B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng tiếp xúc.
D. Tính hướng hóa.
về câu hỏi!