Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

NỮ THẦN NGHỀ MỘC

Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt. Vị thần này xuống trần dưới dạng một người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm. Bà già sống lẫn lộn trong dân gian, cùng làm cùng ăn với mọi người và ngày càng có uy tín với nhân dân. Bấy giờ loài người chỉ mới biết đẵn gỗ hoặc tre nứa làm chỗ tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Bà già đã tìm cách hướng dẫn loài người làm cưa, để cưa gỗ cho nhanh chóng hơn. Nhưng cách truyền nghề của bà cụ độc đáo. Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.

Trong số những người đi theo bà, có hai anh em nhà nọ tên là Lỗ Ban, Lỗ Bốc tinh ý hơn cả. Họ suy nghĩ cách hướng dẫn của bà và rèn được một lưỡi cưa. Có lưỡi cưa, mọi người xẻ gỗ nhanh hơn. Từ đó anh em Lỗ Ban trở thành những người thầy đầu tiên của nghề mộc.

Nữ thần còn dạy cho mọi người cách làm nhà, làm thuyền bằng gỗ. Cách làm nhà được bà hướng dẫn như sau: Bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn. Lỗ Ban cho rằng nữ thần dạy làm kiểu nhà có một cột chính ở giữa, giao múi với hai đầu kèo, còn Lỗ Bốc thì lại cho rằng có thể làm kiểu hai cột đâm lên vào khoảng giữa hai kèo,... Hai anh em tranh luận và mỗi người làm một kiểu, kiểu nhà nào trông cũng chắc chắn, vững chãi. Dân chung quanh từ hai kiểu nhà này biến chế được rất nhiều kiểu khác nữa.

Nữ thần lại còn dạy cho dân cách làm thuyền để đi trên mặt nước. Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại. Anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc bắt chước kiểu đó nghĩ ngay với việc lấy một khúc gỗ, đục rỗng lòng và đặt những mái chèo ngắn ở hai đầu.

Sau này họ còn tìm cách trang trí những hình chạm trổ chim, hoa, cá.. vào những công trình bằng gỗ của mình cho thêm đẹp. Nghề làm mộc phát triển từ đấy nhưng nguồn gốc ban sơ chính là nhờ nữ thần nghề mộc truyền cho từ thuở xưa.

(Nguồn: truyenxuatichcu.com)

Câu 1:

Về phương diện thể loại, truyện Nữ thần nghề mộc không giống truyện nào đã học trong bài 1?

Xem đáp án

Câu 2:

 Thời gian, không gian được miêu tả trong truyện như thế nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Nữ thần nghề mộc được miêu tả những đặc điểm ngoại hình nào?

Xem đáp án

Câu 5:

 Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

Xem đáp án

Câu 6:

Câu văn nào trong đoạn văn sau có sử dụng biện pháp tu từ so sánh?

“Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.”

Xem đáp án

Câu 7:

Các chi tiết “Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa; bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn (cách làm nhà); bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại” cho thấy cách truyền dạy nghề mộc của bà như thế nào?

Xem đáp án

Câu 8:

Dòng nào dưới đây không phải thông điệp của câu chuyện?

Xem đáp án

5.0

1 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%