Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cái kính

Một hôm, cách đây chừng bảy, tám tháng, có người bạn hỏi tôi:

– Tại sao anh không đeo kính?

– Làm sao tôi phải đeo?

– Tuổi anh bây giờ là phải đeo rồi chứ còn sao nữa! Không đeo, đến lúc mắt hỏng nặng, không nhìn thấy gì đâu?

Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn lúc gần lúc xa đều không rõ nữa.

Lâu nay tôi vẫn thầm mong cho tóc chóng rụng, cho trán hói đi. Rồi đeo thêm chiếc kính vào cho ra dáng trí thức. Vì tôi cho như thế là dấu hiệu của một anh trí thức. Ngay như anh bán thịt bây giờ mà để trán hói và mang kính vào, tôi cho trông cũng không khác gì giáo sư đại học! Nhưng cái mơ ước ấy của tôi không thực hiện được, vì tóc tôi mỗi ngày một dày thêm. Thế thì ít ra tôi cũng nên sắm cái kính mà đeo vậy, để nhìn thấy tôi, người ta bảo: bác học đấy!

Vậy là tôi đi khám đốc tờ. Khám xong ông này bảo tôi:

– Anh bị cận thị! Một phảy bảy nhăm đi-ốp!

Theo đơn ông ta dặn, tôi sắm một cái kính. Nhưng cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần, nói vô phép các bạn, tôi nôn thật! Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Không đeo thì không nhìn thấy, mà đeo thì tuy nhìn thấy được, nhưng lại bị cảm giác buồn nôn. Thật đúng là khổ!

Một ông bạn khác thương hại bảo tôi:

– Tôi có thể giới thiệu với anh một bác sĩ giỏi. Anh hãy đến ông ta khám xem.

Ông bác sĩ này xem mát tôi, rồi xem chiếc kính.

– Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? Có phải anh bị cận thị đâu!

– Thế thì tôi bị làm sao ạ?

– Viễn thị! Hai đi-ốp.

Tôi lại mua kính mới. Đeo chiếc kính này tôi không còn thấy chóng mặt buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đâm ra mắt tôi lúc nào cũng đỏ hoe, như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ. Cặp kính này chỉ có thể đi đưa đám là hợp.

Một ông bạn thân tỏ vẻ ái ngại cho tôi:

– Thế này thì cậu đến mù mất! Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! Ở đấy họ khám cẩn thận. Lại có giáo sư nhãn khoa nữa, chứ không như mấy ông bác sĩ tư!

Bệnh viện nhà nước quả là có khác thật: máy móc nhiều, mà dụng cụ cái gì cũng sáng nhoáng.

Tôi được một giáo sư khám. Tôi kể cho giáo sư nghe cái bất hạnh của tôi.

– Người thì bảo tôi là cận thị, người thì bảo là viễn thị. Giáo sư giận lắm.

– Quân ngu! Anh không phải cận thị, cũng không phải viễn thị, mà là loạn thị.

Theo đơn của giáo sư, tôi mua đôi kính khác. Cặp kính này tôi đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ. Phải mỗi tội cái gì bây giờ như cũng lùi hẳn ra xa. Mấy bức tường trong căn phòng tôi sống hàng chục năm nay, dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước. Tôi giơ tay chực bắt tay người quen, nhưng không sao với tới được. Định viết, giấy đã chạy khỏi tay đến hai thước. Nhìn vật gì cũng thấp bé tí xíu. Người thì chỉ bằng hạt đậu ván… Nhưng hại nhất là tôi không ăn uống gì được. Vì vừa ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước rồi. Mùi xúp nóng bốc ngay dưới mũi, nhưng cứ cầm thìa chực múc, thì bát xúp đã ở cách xa hàng hai mét! Tôi không ăn uống cử động gì được nữa. Một anh bạn phải dắt tay tôi dẫn đến một bác sĩ khác tốt nghiệp ở Mỹ về. Khám xét cẩn thận xong ông ta bảo tôi:

– Đứa nào cho anh mua cái kính này đây? Đúng là đồ lang vườn dốt nát! Anh cứ kiện lên phòng công tố cho nó bỏ mẹ!

– Thôi! Cứ để thánh Ala trừng phạt hắn! – Tôi nói.

Tôi lại thay kính mới. Bây giờ mắt tôi nhìn cái gì cũng hóa hai. Nhà tôi đang bảy người, bỗng nhiên hóa thành mười bốn. Mỗi người lại có một người giống hệt mình. Thật tôi chưa bao giờ thấy chuyện lạ như vậy. Chả lẽ lại có những người giống nhau đến mức độ như thế hay sao? Vô lý quá! Nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, nhìn bàn tay thì thấy có mười ngón.

Tôi đến một ông bác sĩ khác. Ông này học ở Đức về.

– Ai bảo anh đeo kính này?

– Làm sao ạ?

– Sai chứ còn làm sao nữa!

Hóa ra một mắt tôi bị viễn, còn mắt kia thì cận. Vị danh y mới lại ghi cho tôi chiếc kính khác. Bây giờ tôi không phân biệt được sáng tối nữa.

Xung quanh tôi tối như hũ nút.

– Đứa dốt nào ghi cho anh chiếc kính này vậy hả? Mắt anh hoàn toàn bình thường, có làm sao đâu?

– Nhưng tôi không nhìn thấy gì cả! Tối cứ như bưng ấy!

– Thế là anh bị quáng gà thôi, chứ chẳng có làm sao hết!

Lại uống thuốc, lại tiêm, lại kính mới… Bây giờ các vật ở xa trông lại hóa gần. Chân đáng lẽ leo lên tàu thủy, thì lại bước ngay xuống biển… Vì tàu chưa cập bến, nhưng trông cứ như đã ngay sát bờ. Không còn viên bác sĩ nào trong tỉnh là tôi chưa mò đến! Ông này bảo mắt phải tôi cận, mắt trái viễn, thì ông khác nói ngược lại. Ông trước kêu loạn thị, thì ông sau phán là bị đục nhãn mắt. Đeo kính của cái ông bảo tôi bị đục nhãn mát, nhìn cái gì cũng ra màu xanh cả. Có ông còn đoán tôi bị chứng mù màu. Nhìn phía trước nhìn sang bên, nhìn xa nhìn gần, cái gì cũng biến thành hai, màu sắc lẫn hết. Đi trên đường thẳng mà tôi có cảm giác như bước xuống cầu thang, mỗi bậc cách nhau hàng bốn năm chục phân. Tôi cứ phải bước từng bước dài như lạc đà vậy.

Một lần, đang đi trên cầu, thế quái nào tôi bước hụt một cái, ngã lăn ngay xuống dưới. Vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn một mét. Cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Người ta đỡ tôi dậy.

– Cái kính của tôi đâu rồi? – Tôi hỏi.

Họ tìm thấy kính đưa cho tôi. Tôi đeo kính vào thì… Thánh Ala ơi!… Mọi vật bỗng trở nên sáng sủa rõ ràng quá! Vật nào đúng vật nấy, rõ như một! Rõ như chưa bao giờ tôi có thể nhìn rõ như vậy. Hay kính của người khác chăng? Không! Đích thị kính của tôi đây mà! Đúng gọng sừng to màu đen đây! Tôi sướng không làm sao tả được! Bây giờ thì đừng hòng tôi bước chân đến một anh bác sĩ mắt nào nhé! Tôi đã đọc được cả mấy dòng chữ nhỏ nhất trên báo và nhìn rõ cả tên chiếc tàu thủy đâu tít ngoài xa. Tôi đi về nhà, lòng vô cùng sung sướng:

– Kính của anh sao thế kia? – Vợ tôi hỏi.

– Làm sao?

Tôi bỏ kính ra xem. Ngón tay thò qua được cả lỗ gọng! Té ra mắt kính đã bị vỡ rơi mất rồi mà tôi không biết.

(Nê-xin)

Câu 1:

Thể loại của truyện “Cái kính” là gì?

Xem đáp án

Câu 2:

Mắt của “tôi” trong truyện thực chất là bị làm sao?

Xem đáp án

Câu 3:

 Cái kính làm theo lời ông đốc tờ gây ra vấn đề gì cho “tôi”?

Xem đáp án

Câu 4:

Cái kính làm theo lời ông bác sĩ giỏi khác gì với cái làm theo lời ông đốc tờ?

Xem đáp án

Câu 5:

Đâu là cách nói về hậu quả khi đeo những chiếc kính?

Xem đáp án

Câu 6:

Ta cần hiểu đoạn “Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.” như thế nào?

Xem đáp án

Câu 7:

Điều gì được phóng đại ở truyện này?

Xem đáp án

Câu 8:

Yếu tố gây cười nào được sử dụng trong văn bản?

Xem đáp án

4.6

889 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%