Bộ 3 đề thi học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án - Đề 2

22 người thi tuần này 4.6 162 lượt thi 17 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 4:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuc kháng chiến chng quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại là gì?

Xem đáp án

Câu 5:

Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở

Xem đáp án

Câu 6:

Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước

Xem đáp án

Câu 7:

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là

Xem đáp án

Câu 8:

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

Xem đáp án

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?

Xem đáp án

Câu 10:

Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

Xem đáp án

Câu 11:

Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là

Xem đáp án

Câu 12:

Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Xem đáp án

Câu 13:

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm - Xoài Mút đã quét sạch năm vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi đất Nam Bộ, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phong trào Tây Sơn, làm suy yếu tập đoàn Nguyễn Ánh, tạo tiền đề cho phong trào tiếp tục đi lên: ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh, xoa bỏ cục diện chia cắt đất nước, đại phá hai mươi chín vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trong những vũ công chói lọi nhất, một trận thủy chiến - quyết chiến chiến lược điển hình sánh ngang với Bạch Đằng năm 938 và 1288 ... ".

(Khoa Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Việt Nam trong lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.252)

a) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

b) Với thắng lợi Rạch Gầm - Xoài Mút, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được Đàng Trong, tạo điều kiện tiến ra Đàng Ngoài.

c) Thắng lợi Rạch Gầm - Xoài Mút đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.

d) Thắng lợi này đưa phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân vươn lên trở thành một phong trào quật khởi của toàn dân tộc.


Câu 15:

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là một trong những đảo lớn, quan trọng (cùng với đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết…ở quần đảo Trường Sa). Hiện nay, trên đảo Trường Sa và một số đảo khác thuộc quần đảo đã thành lập xã đảo thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều công trình dân sinh như sân bay, cột cờ và đài tưởng niệm, trường học, bệnh xá, chùa, cột thu tiếp sóng viễn thông….đã được xây dựng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của bộ đội và nhân dân trên huyện đảo, đồng thời góp phần củng cố và tăng cường cho công cuộc bảo vệ, thực thi chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa.

a) Đảo Trường Sa là đảo lớn và quan trọng duy nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

b) Trên đảo Trường Sa hiện nay, nhà nước ta đã thành lập được xã đảo và xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống nhân dân.

c) Việc thành lập các xã đảo và huyện đảo Trường Sa là một biện pháp thực thi chủ quyền biển đảo của Đảng và Nhà nước ta.

d) Việc xây dựng sân bay, trường học, bệnh viện….trên quần đảo Trường Sa nhằm mục đích duy nhất là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.


Câu 16:

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai,ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

a) Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội văn hóa truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

b) Hoạt động của Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là chứng cứ lịch sử duy nhất cho thấy: Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

c) Việc duy trì lễ “khao lề” thế lính Hoàng Sa thể hiện: lòng biết ơn, tri ân công lao của các thế hệ đi trước; đồng thời tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

d) Học sinh THPT cũng có thể đóng góp vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chỉ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông bằng những biện pháp phù hợp.


4.6

32 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%