Bộ 4 đề thi giữa kì Lịch sử & Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án - Đề 1

268 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 20 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Sác-lơ Đác-uyn là tác giả của

Lời giải

A. Thuyết tiến hóa.

Câu 2

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Vích-to Huy-gô là tiểu thuyết

Lời giải

A. “Những người khốn khổ”.

Câu 3

Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là

Lời giải

D. Tôn Trung Sơn.

Câu 4

 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

Lời giải

B. Mở đường cho Trung Quốc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5

 Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?

Lời giải

A. Quân chủ lập hiến.

Câu 6

Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

Lời giải

A. Anh.

Câu 7

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là

Lời giải

C. Xiêm.

Câu 8

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa

Lời giải

A. nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phương Tây.

Câu 9

Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành

Lời giải

B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Câu 10

 Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây?

Lời giải

C. Nguyễn Công Trứ.

Câu 11

Đọc các nhận định sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Tư liệu. “Năm 1833, Giám mục Ta-be đã xác nhận: Quần đảo Pa-ra-xen, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Hoàng đế Gia Long xét thấy đúng lúc phải vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.”

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đổi với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 61)

a) Ghi chép của các thương nhân, nhà truyền giáo,… đã từng đến vùng Biển Đông trong các thế kỉ XVI – XIX là nguồn tài liệu quan trọng giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b) Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền của nhân dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được tiến hành dưới thời vua Gia Long.

c) Những biện pháp thực thi chủ quyềnủa nhà Nguyễn là bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

d) Các hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn đã góp phần tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.

Lời giải

Nhận định a) Đúng

Nhận định b) Sai

Nhận định c) Đúng

Nhận định d Đúng

Câu 12

Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Theo em, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Lời giải

♦ Kết quả: Thành công

♦ Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước trong khu vực.

♦ Bài học kinh nghiệm

- Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

- Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

- Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Câu 13

Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

Lời giải

A. Đất feralit.

Câu 14

Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

Lời giải

C. Vùng miền núi cao.

Câu 15

Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở

Lời giải

D. các đồng bằng.

Câu 16

 Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng?

Lời giải

C. Tiến ra biển.

Câu 17

 Châu thổ sông Hồng được hình thành từ?

Lời giải

B. Sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và các sông nhánh.

Câu 18

Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy khoảng?

Lời giải

D. 112 tỉ m³/năm

Câu 19

 Đọc thông tin sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Tư liệu. Đất phù sa là loại đất chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa thường có độ phì nhiêu cao, giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, đất phù sa thường được sử dụng trong nông nghiệp để trồng các loại cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp.

a) Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển.

b) Đất phù sa có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm.

c) Đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

d)Đất giàu phù sa do hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm.

Lời giải

Nhận định a) Đúng

Nhận định b) Sai

Nhận định c) Đúng

Nhận định d) Sai

Câu 20

 Kể tên các giải pháp thuộc nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Lời giải

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,...

- Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.

- Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định,...

4.6

191 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%