Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 10)

  • 2847 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 2:

Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?

Xem đáp án

- “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.

- Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

Câu 3:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…” ?

Xem đáp án

Tác dụng:

+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

Câu 4:

Anh/chị hiểu thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”

Xem đáp án
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.

Câu 5:

Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Xem đáp án
Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận