Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)

53 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi ra làm quan với nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ ông đã ngoài bốn mươi tuổi, đã trải qua thời Lê – Trịnh, thời Tây Sơn đến thời Nguyễn. Những năm thiếu thời sống ở Thăng Long, ngót mười năm lưu lạc sống chung với nhân dân, và mấy năm làm quan dưới triều đình mới, ông đã chứng kiến những cảnh thối nát của xã hội phong kiến suy tàn thời Lê -Trịnh, đến sự vùng dậy mãnh liệt của thời Tây Sơn, v.v… Những biến cố ấy khắc sâu vào tâm trí của ông và được phản ánh vào văn chương một cách sâu sắc.

Trong Truyện Kiều, mới thoáng qua bề ngoài ta thấy chế độ phong kiến yên tĩnh, vững vàng “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Nhưng thực chất thì mục ruỗng từ bên trong. Bọn quan lại phong kiến toàn là lũ sâu mọt, là những thế lực vô cùng hắc ám: Một tên quan xử kiện vụ Vương Ông, thằng bán tơ vu oan cho gia đình họ Vương, nhưng quan chẳng cần điều tra, nghiên cứu gì, chỉ cốt khảo cho ra tiền: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, đẩy gia đình họ Vương vào cảnh tan nát, phá tan mối tình đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng.

Đến như “Quan Tổng đốc trọng thần” họ Hồ, đại diện cho triều đình cũng là con người bỉ ổi, mất tư cách: dụ Từ Hải hàng rồi lừa giết một cách hèn nhát, dở trò dâm ô ngay với người vợ kẻ mình giết, rồi đem gán cho một tên thổ quan, để đến nỗi Kiều phải gieo mình xuống sông Tiền Đường.

Trong lúc đó, bọn đại quí tộc như “họ Hoạn danh gia” tha hồ làm mưa làm gió. Mẹ con Hoạn bà nuôi cả một lũ côn quang để đi đốt nhà, bắt cóc người vô tội, bắt làm nô tỳ, đánh đập tàn nhẫn, thi hành theo “gia pháp” của mụ, bất chấp luật pháp nhà nước. Hoạn Thư còn lập mưu bắt cóc Kiều đem về cho mụ mẹ ngược đãi và bày ra trò gặp gỡ éo le chua xót giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Hoạn Thư “con quan Lại bộ”, tuy thông minh sắc sảo có thừa nhưng vô cùng nham hiểm độc ác:

“Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong nham hiểm giết người không dao.”

          Bên cạnh cường quyền, bọn phong kiến quan liêu ấy còn có thứ quyền hung hãn hơn là đồng tiền. Cả một lũ quan lưu manh “trong tay sẵn có đồng tiền” nên chúng tha hồ hoành hành làm hại những người lương thiện. Đồng tiền mà trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tố cáo tác dụng phá hoại đạo đức phong kiến:

“Còn bạc còn tiền còn đệ tử,

Hết cơm hết rượu hết ông tôi.”

Đến thời Nguyễn Du, đồng tiền càng tác oai tác quái hơn. Cũng vì có đồng tiền mà bọn con buôn như họ Mã mới dám “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Cò kè bớt một thêm hai”, và cả lũ Tú Bà, Bạc Hạnh mới tự do buôn bán người lại được sự che chở của pháp luật. “Nghĩ rằng cũng mạch thư hương” như Sở Khanh, vì tiền mà chịu làm “mặt mo” để thi hành độc kế của Tú Bà… Đồng tiền có thể “đổi trắng thay đen”. Nó dày xéo lên công lý, nó mua được lương tâm của con người. Nó đánh giá tài đức, phẩm cách con người như đánh giá một món hàng bán ngoài chợ. Và Nguyễn Du đã vạch mặt tác hại của đồng tiền đối với xã hội và cuộc sống con người:

“Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”

Qua đó, ta thấy được xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội phong kiến thối nát. Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nguyễn Du đã ghi chép lại những nét thật điển hình, phản ánh những bộ mặt xấu xa, tàn bạo của nhiều nhân vật: Hoạn bà, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh… trong xã hội đó. Truyện Kiều quả thật là một “Bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn bạo”.

(Trích: Những giá trị và hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều – GS.TS.Lê Văn Quán, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (113),2012; tr.3-11)

Câu 7:

Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày cảm nhận về bài thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

 

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

 

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết...

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới

Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

6-1956

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

* Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp.


4.6

199 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%