Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2020 có đáp án

21 người thi tuần này 4.6 56 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Mùa thu, vạt hoa cúc đại cũng nở bang hai bên đường. Những bông hoa xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến cho chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

Câu 1

Mùa thu, những bông hoa cúc có gì đẹp?

Lời giải

B. Xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ

Lời giải chi tiết: 

Những bông hoa cúc được miêu tả thông qua cụm từ thể hiện vẻ đẹp trong câu “Những bông hoa xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

Câu 2

 Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

Lời giải

C. Dịu dàng, lung linh, nôn nao, quấn quýt, lích rích 

Lời giải chi tiết: 

Từ láy là từ được tạo thành bằng cách lặp lại một phần (hoặc toàn bộ) âm thanh giữa các tiếng trong từ, nhằm tăng cường giá trị biểu cảm và gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Vì vậy ta thấy:

Dịu dàng, lung linh, nôn nao, quấn quýt: láy phụ âm đầu

Lích rích: láy vần.

Câu 3

 Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

Lời giải

C. Lặp từ ngữ

Lời giải chi tiết

Cụm từ “cỏ may” xuất hiện trong cả hai câu – là phép lặp để liên kết nội dung, tạo sự mạch lạc. Vậy trong câu có sử dụng phép lặp từ ngữ.

Lời giải

D. Đó là hai từ đồng âm

 Lời giải chi tiết:

Từ “đậu” trong hai câu văn trên có quan hệ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Từ “đậu” trong “đậu lên trang vở”: mang nghĩa đỗ lại tại một vị trí nào đó.

Từ “hạt đậu”: chỉ tên một loại hạt.

Lời giải

- Hình thức:

+ Đoạn văn

+ Dung lượng: 10-12 câu

+ Trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt.

- Nội dung:

a. Mở đầu: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng ban đầu của em về đoạn thơ.

b. Triển khai:

+ Cảm nhận đoạn thơ thông qua từ ngữ và hình ảnh:

· Tác giả đã khắc họa nên hình ảnh quê hương đầy gần gũi, chan chứa yêu thương qua hình ảnh của người mẹ “bàn tay mẹ”, “dòng sữa mẹ”. Hình ảnh đó tạo nên được sự gần gũi, thân thương tạo nên khái niệm về quê hương không còn trừu tượng mà đã trở nên hết sức cụ thể.

· Quê hương được gợi lên từ những điều bình dị thân thuộc nhất “bát canh ngon ngọt” “buổi chiều tan học mưa rơi”.

=> Nhấn mạnh rằng trong mỗi một con người ai cũng có cội nguồn, ai cũng có quê hương, đó chính là nơi mình được sinh ra và được nuôi dưỡng.

+ Cảm nhận đoạn thơ qua các biện pháp nghệ thuật:  Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bài thơ “Quê hương là bàn tay mẹ, quê hương là dòng sữa mẹ” giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm đồng thời khiến cho hình ảnh về quê hương trở nên cụ thể, dễ hiểu, dễ hình dung.

c. Kết thúc: Rút ra thông điệp và khẳng định lại cảm xúc về đoạn thơ.

Bài làm tham khảo

Bài thơ “Quê hương” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, thi sĩ đã đề cập đến một đề tài vô cùng quen thuộc đó là đề tài về “Quê hương” nhưng trong cách khắc họa của Đỗ Trung Quân, hình ảnh quê hương hiện lên hết sức sinh động và giàu sức gợi cảm. Đoạn thơ trong bài đã để lại trong em nhiều cảm xúc sâu lắng. Tác giả đã miêu tả quê hương qua những hình ảnh thân thương như bàn tay mẹ dịu dàng hái lá mồng tơi, bát canh nóng hổi tỏa khói sau mỗi chiều tan học. Những hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến chính mái nhà của mình, nơi có mẹ chờ với bữa cơm ấm áp. Câu thơ “Sau chiều tan học mưa rơi” gợi ra một không gian rất đỗi bình dị và gần gũi, nơi ký ức tuổi thơ được lưu giữ. Đặc biệt, hình ảnh “dòng sữa mẹ thơm thơm giọt xuống bên nôi” khiến em cảm nhận sâu sắc rằng quê hương không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn, mà còn là tình mẹ, là những năm tháng đầu đời được yêu thương, che chở. Qua những hình ảnh đó, tác giả đã thể hiện tình cảm quê hương gắn liền với tình mẫu tử thiêng liêng. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, trong sáng cùng với nhịp thơ nhẹ nhàng, cùng với cách gieo vần “ơi” đã làm tăng thêm cảm xúc cho người đọc. Đoạn thơ giúp em hiểu rằng, yêu quê hương không phải là điều gì to lớn mà bắt đầu từ chính tình yêu dành cho mẹ, cho gia đình. Em rất yêu đoạn thơ này và thầm biết ơn những điều bình dị đã nuôi dưỡng tâm hồn mình.

4.6

11 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%