Giải SBT Công nghệ 7 Bài 3. Nhân giống cây trồng có đáp án

37 người thi tuần này 4.6 1.2 K lượt thi 10 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

3716 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 2 Công nghệ 7 KNTT có đáp án (Đề 1)

14.7 K lượt thi 26 câu hỏi
1346 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 2 Công nghệ 7 KNTT có đáp án (Đề 2)

12.3 K lượt thi 26 câu hỏi
448 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án

2.7 K lượt thi 15 câu hỏi
389 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 2 Công nghệ 7 CD có đáp án (Đề 1)

2.6 K lượt thi 26 câu hỏi
368 người thi tuần này

Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Công nghệ 7 KNTT có đáp án (Đề 1)

3.6 K lượt thi 26 câu hỏi
354 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 2 Công nghệ 7 CTST có đáp án (Đề 1)

2.4 K lượt thi 26 câu hỏi
257 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 13 có đáp án

1.5 K lượt thi 15 câu hỏi
256 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án

1.8 K lượt thi 15 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng

B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng

D. Tăng vụ gieo trồng

Lời giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.

Câu 2

Hãy điền các tên phương pháp nhân giống cây trồng phù hợp với mô tả trong bảng.

Phương pháp nhân giống

Mô tả

 

Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.

 

Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.

 

Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.

 

Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

 

Lời giải

Phương pháp nhân giống

Mô tả

Giâm cành

Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.

Chiết cành

Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.

Ghép cây

Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.

Nuôi cấy mô

Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

 

Câu 3

Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?

A. Lai tạo giống

B. Giâm cành

C. Ghép mắt

D. Chiết cành

Lời giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính như: giâm cành, ghép mắt, chiết cành.

Câu 4

Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

A. Cây ăn quả

B. Cây ngũ cốc

C. Cây họ đậu

D. Cây họ cải

Lời giải

Đáp án đúng: A

Giải thích: Cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây họ cải áp dụng phương pháp nhân giống hữu tính.

Câu 5

Hãy điền từ/ cụm từ cho sẵn vào chỗ trống thích hợp.

chồi             cây con                  rễ                 giâm cành

Khi ……………., chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khỏe vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các ………. Giúp cành hút nước và muối khoáng, từ …………. Sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành ……..

Lời giải

Khi giâm cành, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khỏe vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con.

Câu 6

Thứ tự các bước của quy trình giâm cành là:

A. Xử lí cành giâm → Cắt cành → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.

B. Cắt cành → Xử lí cành giâm → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.

C. Cắt cành → Cắm cành → Xử lí cành giâm→ Chăm sóc cành giâm.

D. Xử lí cành giâm → Cắm cành → Cắt cành → Chăm sóc cành giâm.

Lời giải

Đáp án đúng: B

Giải thích: Quy trình giâm cành:

+ Bước 1: Chọn cành giâm

+ Bước 2: Cắt cành giâm

+ Bước 3: Xử lí cành giâm

+ Bước 4: Cắm cành giâm

+ Bước 5: Chăm sóc cành giâm

Câu 7

Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?

A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.

B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm

C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm

D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.

Lời giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Người ta cắt bớt phiến lá để giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.

Câu 8

Tại sao cần cắt vát cành giâm khi giâm cành?

Lời giải

Người ta cắt vát cành giâm có tác dụng tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm và tăng khả năng hút nước của cành giâm.

Câu 9

Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?

A. 5 – 10 phút

B. 10 – 15 phút

C. 5 – 10 giây

D. 15 – 20 giây

Lời giải

Đáp án đúng: C

Giải thích: Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây.

Câu 10

Hãy kể tên một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Lời giải

Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành:

- Cây thân gỗ: nhãn, vải, cam, chanh, bưởi, cà phê, chè, …

- Cây rau, hoa: hoa cúc, hoa hồng, giâm bụt, rau ngót, rau lang, …

4.6

237 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%