Giải SGK Sử - địa 5 CD Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc có đáp án
43 người thi tuần này 4.6 282 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi giữa kì 2 Sử Địa 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 3 đề thi học kì 2 Lịch sử & Địa lí 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 môn Sử - Địa lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 3 đề thi học kì 2 Lịch sử & Địa lí 5 Cánh diều Cấu trúc mới có đáp án - Đề 1
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử & Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 2 Sử Địa 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Đề thi giữa kì 1 môn Sử - Địa lớp 5 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 2 Sử Địa 5 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Di tích Đền Hùng:
+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
+ Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, bao gồm các đền, chùa trên núi Nghĩa Lĩnh, đền Tổ Mẫu Âu Cơ (xã Hy Cương); đền Quốc Tổ Lạc Long Quân (xã Chu Hoá).
Lời giải
- Sự ra đời của nước Văn Lang
+ Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2 700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
+ Sự ra đời của nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng,...) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.
- Sự ra đời của nước Âu Lạc
+ Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
+ Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa (lưỡi cày đồng, rìu đồng, lẫy nỏ, mũi tên đồng,...) đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.
Lời giải
- Đời sống kinh tế
+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết trồng lúa nước và các loại rau, củ; biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt....
+ Đời sống của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn được thể hiện qua những truyền thuyết như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Bánh chưng, bánh giầy, Mai An Tiêm; Trầu cau.
- Công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc
+ Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Điều đó được thể hiện trong các truyền thuyết như: Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...
+ Truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa.
Lời giải
- Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh
+ Hùng Vương có người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Khi Mị Nương đến tuổi trưởng thành, Hùng Vương muốn kén một chàng rể xứng đáng với nàng. Khi ấy, có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người xưng là Thuỷ Tinh, một người xưng là Sơn Tinh. Cả hai người đều tài giỏi, Hùng Vương không biết gả Mị Nương cho ai, bèn hẹn đến ngày hôm sau, ai đem lễ vật đến trước thì gả cho người ấy.
+ Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được Hùng Vương gả con gái cho. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương nên nổi giận đem quân đuổi theo, nhưng Sơn Tinh đã dời về núi Tản Viên, Thuỷ Tinh không làm gì được. Từ đó, hằng năm, Thuỷ Tinh đều dâng nước lên đánh. Sơn Tinh đã cùng nhân dân trị thuỷ, nước dâng đến đâu, đất cao lên đến đấy.
Lời giải
- Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng, ... ) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.
- Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa (lưỡi cày đồng, rìu đồng, lẫy nỏ, mũi tên đồng, ... ) đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
56 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%