Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Những búp chè trên cây cổ thụ Tôi có một cậu bạn người Mông tên là Thào A Sùng. Mỗi lần gặp cậu, tôi lại được nghe cậu kể về bản làng Tà Xùa quê hương cậu, về những cây chè cổ thụ cao lớn ở đó với giọng tự hào. Cậu luôn trăn trở vì còn ít người biết đến chè Tà Xùa. Một lần, huyện tôi tổ chức cuộc thi "Bảy sắc cầu vồng" giữa các trường. Chúng tôi gặp nhau trong một trận đấu. Chỉ còn câu hỏi cuối cùng khi tỉ số đang nghiêng về trường tôi. – Quê hương Bắc Yên của chúng ta có loại chè rất ngon. Em biết gì về loại chè ấy? Tim tôi đập mạnh. Đèn bên đội Thào A Sùng loé sáng. Cậu từ từ đứng lên. – Thưa cô,... Đó là chè ở Tà Xùa quê em ạ. – Đúng rồi! Em biết những gì về chè Tà Xùa? – Chè Tà Xùa được làm từ những búp chè to, dưới lá có lớp lông tơ mịn, trắng như tuyết, mọc trên những cây cổ thụ cao lớn. Nước chè khi pha có màu vàng ánh xanh, thơm ngan ngát. Mẹ em bảo khi uống, vị ban đầu sẽ hơi chát, sau đó đọng lại là vị ngọt. Chè ngon, nhưng cây chè còn ít, nên không được nhiều người biết đến ạ. – Em có ước mơ nào cho chè Tà Xùa không? Cậu cười, ánh mắt tràn ngập khát khao. – Em ước làm kĩ sư nông nghiệp để giúp bản trồng được nhiều chè hơn. Em sẽ mang chè Tà Xùa đi khắp thế giới. Hội trường rộ tiếng vỗ tay. Trong phút chốc, chúng tôi như quên mất cuộc thi, chỉ xôn xao hỏi nhau về cây chè quê hương. Buổi tối, Thào A Sùng đến nhà tôi chơi. Mẹ tôi nói ngày mai sẽ đến Tà Xùa để mua chè. Mẹ bảo cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo, hương thiên nhiên nồng nàn, nóng đến sưởi ấm bàn tay là muốn đến Tà Xùa ngay. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyễn Hương) Thào A Sùng kể với bạn những gì về quê hương của cậu?
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu. Nhân dịp Quốc Khánh ngày 2 tháng 9, tôi được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số. Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này. Ngay từ sáng ngày 1 tháng 9, không khí ngày hội đã tràn ngập khắp thị trấn. Cờ hoa, những bộ trang phục truyền thống làm cho cả thị trấn trở nên rực rỡ sắc màu. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường. Mỗi dân tộc mang đến ngày hội một tiết mục trình diễn riêng. Trước cuộc thi ném còn của những cô gái Thái, tôi trở thành cổ động viên tự lúc nào không rõ. Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung. Tôi và mọi người hò reo khi quả còn bất ngờ bay vèo qua vòng tròn gắn trên đầu cây tre. Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông đã khiến tôi rất ngạc nhiên và thán phục. Tôi nhún nhảy liên hồi theo các động tác của họ. Tôi như bị cuốn theo bước múa sạp khéo léo, rộn ràng của những cô gái Mường. Tôi say sưa thưởng thức điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái... Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. (Lâm Phong) Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?
Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:   a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung. (Truyện Thạch Sanh)   b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non. (2) Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt. (3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. (Ngô Quân Miện)   c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dân chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la! (Nguyễn Kiên)
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chí: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. (Theo Minh Nhương) Hội thổi cơm thi của làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
Khu rừng của Mát Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng” – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. Đây là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. Trang trại trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm. Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, Mát nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây. Năm Mát tròn mười tám tuổi, ông nội qua đời. Trước khi mất, ông gửi gắm trang trại cho Mát. Mát cùng hứa với ông sẽ bảo vệ trang trại thật tốt và gìn giữ hồi ức đẹp đã có cùng ông tại nơi này. Đáng tiếc, một đêm nọ, sấm chớp đùng đùng nổi lên. Một tia sét đánh trúng ngọn cây cao nhất trong trang trại. Cây bốc cháy, ngọn lửa mau chóng lan khắp rừng. Mọi người hô hào, cùng nhau dập lửa, nhưng đành bất lực trước ngọn lửa cao cả chục mét. Trang trại cháy suốt một ngày một đêm mới dần tắt. Nhìn cảnh hoang tàn của trang trại, Mát đau xót và kiệt sức, ngất lịm đi. Mọi người vội đưa anh vào bệnh viện. Lúc tỉnh dậy, anh buồn bã và tuyệt vọng. Bà lão cạnh giường của Mát thấy vậy, liền hỏi: – Chàng trai trẻ, sao trông cậu ủ rũ vậy? – Cây cối trong trang trại nhà cháu bị thiêu rụi cả rồi! – Cây bị thiêu cháy thì trồng lại là được. Cậu còn trẻ mà! Nghe bà cụ nói, Mát bừng tỉnh. Anh trở về nhà, quyết tâm khôi phục trang trại. Nhưng kiếm đâu ra tiền vốn? Một ý tưởng loé lên trong đầu: “Mình còn những thân cây cháy đen cơ mà!”. Mát thuê người tới, biến những thân cây bị đốt cháy thành than củi đem vào thành phố bán. Anh thu được một số tiền để mua cây giống, trồng trong trang trại, thực hiện lời hứa với ông. Nhiều năm sau, trang trại phủ một màu xanh mướt. Mọi người gọi đó là “Rừng của Mát” với niềm khâm phục cậu chủ mới của nó. (Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch) Hãy giới thiệu về “Trang trại rừng” và sự gắn bó của Mát với trang trại.