Danh sách câu hỏi
Có 22,361 câu hỏi trên 448 trang
Sắp xếp các câu sau vào ô trống theo thứ tự đúng để hoàn thiện câu chuyện: Xây dựng kim tự tháp Kê-ốp.
a) Với chiều cao 147 m, kim tự tháp được dựng lên từ 2,3 triệu tảng đá, mỗi tảng nặng từ 2,5 tấn đến 4 tấn. Đá được vận chuyển từ những địa điểm cách xa hàng trăm ki-lô-mét.
b) Vào thời cổ đại, người Ai Cập xây dựng nhiều kim tự tháp, trong đó lớn nhất là kim tự tháp Kê-ốp. Đây là công trình sinh được xây dựng làm lăng mộ cho pha-ra-ông Kê-ốp.
c) Sự vĩ đại của kim tự tháp thể hiện sức sáng tạo của người Ai Cập.
d) Để xây dựng xong kim tự tháp này, người ta đã phải huy động đến hàng trăm nghìn người làm việc liên tục trong khoảng 20 năm.
e) Cho đến nay, những bí ẩn của kim tự tháp nói chung và kim tự tháp Kê-ốp nói riêng vẫn đang thách thức năng lực và trí tuệ của con người.
g) Các tảng đá được ghè đẽo theo kích thước định sẵn, mài nhẵn, xếp chồng khít lên nhau hàng trăm tầng mà không sử dụng bất cứ chất kết dính nào.
Xử lí tình huống
• Tình huống 1: Sau một thời gian dài nuôi lợn đất, Cốm đã gần đủ tiền mua chiếc xe đạp yêu thích. Một hôm, nhìn thấy quảng cáo búp bê rất đẹp trên mạng xã hội, Cốm muốn lấy tiền đi mua búp bê.
Nếu là Cốm, em sẽ:
• Tình huống 2: Tin và Bin đang cùng nhau đua xe điều khiển từ xa ngoài sân. Thấy Bin cho xe chạy qua vũng nước, Tin lo lắng: “Xe bị ngập nước sẽ hỏng mất". Bin thản nhiên đáp: “Không sao, hỏng thì bố sẽ mua cho mình chiếc xe mới”.
Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin như thế nào?
• Tình huống 3: Na khoe với Cốm cây bút mới: “Loại bút này hơi đắt nhưng mình sẽ dùng được cả năm học đấy”. Cốm thờ ơ nhìn cây bút và nói: “Với số tiền đó, mình có thể mua được 5 – 6 cây bút rẻ hơn, vài hôm lại đổi bút mới để dùng”.
Nếu là Na, em sẽ nói gì với Cốm?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em gồm:
– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em;
– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.
(Theo Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016)
Thông tin 2
Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
(Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 /12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thông tin 3
Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác đó. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
(Theo Điều 51, Chương IV, Luật Trẻ em năm 2016)
– Các tội phạm xâm hại trẻ em được pháp luật nước ta xử lí như thế nào?
– Ai có trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em?
– Pháp luật quy định những điều gì để phòng, tránh xâm hại trẻ em?