Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Đọc thông tin
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kĩ năng xử lí tình huống khi bị bạo lực học đường, từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường với các hình thức như: đánh đập, nhục mạ, đe doạ dùng vũ lực,... với tính chất, mức độ hành vi rất nghiêm trọng để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân.
Để vượt qua dư chấn khi bị bắt nạt, điều quan trọng nhất là tập trung vào những điều tốt đẹp hiện tại, vạch ra những giới hạn để việc này không tái diễn, và tập cách yêu bản thân mỗi ngày. Đôi khi, quá yếu đuối, nhút nhát cũng vô tình đẩy bạn rơi vào tầm ngắm của kẻ thích bạo lực. Để cảnh báo những thành phần gây rối, bạn trẻ cần tỏ ra tự tin, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng vào mắt đối phương. Đừng im lặng, hãy đáp lại một cách ngắn gọn, dứt khoát. Trốn tránh có thể là một cách xử lí đúng đắn, nhưng không có hiệu quả lâu dài. Nếu bị bắt nạt, bạn nên chia sẻ với người mình tin tưởng và giữ bình tĩnh để nghĩ hướng đối phó phù hợp. Cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là báo cho cha mẹ, thầy cô, hay thậm chí là cảnh sát. Dùng uy lực của người lớn để trấn áp bạo lực là phương pháp xử lí hữu hiệu và nhanh chóng.
Đối diện với kẻ bạo lực, bạn không nên lấy ác trị ác mà thay vào đó hãy hoá giải bằng lời nói, cảm xúc. Đôi khi cách tốt nhất để ngưng hành động bắt nạt là tăng sự đồng cảm, giúp người bắt nạt hiểu nếu bị cô lập thì cảm xúc của họ sẽ thế nào.
Câu hỏi gợi ý:
Từ thông tin trên em hãy cho biết, học sinh cần làm gì để ứng phó với bạo lực học đường?
Đọc thông tin
Có lẽ trong chúng ta ít người lại không một lần xem những video clip cảnh học sinh đánh nhau từ nhỏ đến lớn tràn lan trên mạng xã hội. Từ đánh nhau tay đôi đến một nhóm quây lại đánh hội đồng một người. Đáng sợ là không chỉ nam sinh mà các nữ sinh vốn nhu mì, nữ tính cũng tham chiến quyết liệt, không chỉ đánh đập, hành hạ thân xác mà còn nhục mạ tinh thần bằng những ảnh hình thật khó tưởng tượng ở lứa tuổi học trò. Có thể chỉ là tâm lí hiếu động tuổi học trò, xích mích cá nhân thuần tuý, sự ganh ghét, đố kị, tính tình khác biệt, những mâu thuẫn khó tránh trong đời sống học đường, hay ở một cấp độ cao hơn là những xung đột tình cảm như yêu đương tuổi mới lớn,... Tất cả lí do đó dẫn đến bạo lực.
Cũng có khi chẳng vì lí do gì to tát. Gần đây mạng xã hội phát tán một clip ghi lại cảnh một nhóm học sinh nam thay nhau đấm đá, thậm chí còn dùng khúc gỗ đánh và hành hạ một bạn học ở trong lớp. Bạn bị đánh người nhỏ bé rõ ràng không có khả năng tự vệ. Chắc chắn nhiều người lớn không thể xem hết clip bởi mức độ tàn nhẫn của nó. Một em trai nhỏ lớp 7 ngơ ngác chịu những trận đòn của các bạn có vóc dáng lớn hơn, trước sự chứng kiến của rất nhiều bạn cùng lớp khác. Không có một ai tỏ ra cử chỉ để can ngăn, bảo vệ bạn bị đánh. Thậm chí em học sinh là chủ nhân của clip còn dùng điện thoại quay cận cảnh rất chi tiết diễn biến cuộc hành hung. Nhìn mặt bạn học sinh bị đánh, có thể thấy đó là một học sinh lành tính và em thật sự ngơ ngác, không hiểu tại sao bị các bạn hành xử như vậy. Có lẽ đám bạn nghịch ngợm đã chọn một đối tượng yếu thế, nhỏ con để thỏa mãn cơn bốc đồng được nổi tiếng trên mạng kia.
Những vụ đánh nhau đã để lại những nỗi đau cả thể xác và tinh thần khó chữa lành. Chưa kể đến những sang chấn tâm lí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Người gây bạo lực, nặng thì bị đuổi học, nhẹ thì bị kỉ luật nhưng cũng chẳng thể bằng người bị bạo hành. Có em phải chuyển trường, cá biệt bị trầm cảm, sợ hãi, bị nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bạo lực học đường còn phải tính đến những hành vi sử dụng ngôn ngữ thô tục. Đây là những hình thức bạo hành nguy hiểm gây nhiều hệ lụy mà rõ nhất là nạn học sinh nói tục, chửi bậy đến mức khó chấp nhận, nhất là ở thành phố.
Câu hỏi gợi ý:
a) Em hãy chỉ ra các biểu hiện của bạo lực học đường qua thông tin trên.
Vân học giỏi môn Giáo dục công dân, nên mỗi khi có bài kiểm tra 1 tiết hay 15 phút là mấy bạn ngồi gần lại nhìn bài, hỏi bài làm cho Vân không còn tập trung làm bài được. Rồi những lần sau Vân quyết định không trả lời các bạn và không cho các bạn chép bài của mình. Thấy Vân không còn “dễ dãi” như trước, mấy bạn này bắt đầu tập trung nói xấu, tẩy chay Vân, rồi vận động một số bạn khác không chơi với Vân nữa. Thấy mình bị các bạn xa lánh, Vân rất hụt hẫng, chán nản, không còn muốn giao lưu, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Từ đó, việc học hành của Vân cũng giảm sút, không còn được như trước.
a) Biểu hiện của Vân có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng không? Vì sao?
Bố của Vinh là một người rất nghiêm khắc với các con. Bố muốn hằng ngày tan học là Vinh phải về nhà ngay, không được đi chơi ở bất cứ nơi nào. Cứ hôm nào Vinh về muộn ít phút là lại bị bố mắng. Không những thế, bố của Vinh còn không cho Vinh đi chơi hay đến nhà các bạn vào ngày nghỉ. Để làm cho bố vui lòng, Vinh chỉ còn biết mỗi việc học hành, không còn được tham gia vào hoạt động nào cùng các bạn. Cuộc sống cứ thế, lặp đi lặp lại theo quy định của bố: ở nhà, đến trường, tan học lại về nhà đúng giờ. Quy định ngặt nghèo của bố làm cho Vinh thấy bị áp lực, căng thẳng, dần dần cảm thấy chán nản, không còn hứng thủ học hành và cũng không muốn chơi với bạn bè.
a) Vì sao Vinh cảm thấy căng thẳng, chán nản trong cuộc sống?
Một người mẹ có đứa con gái duy nhất nên hết mực yêu thương và dành thời gian nhiều nhất bên con khi có thể. Từ nhỏ cho đến nay cô gái hầu như được mẹ giám sát và sắp đặt trong mọi hoàn cảnh,... Ngoài việc học tập, vui chơi trong tầm ngắm của mẹ, cô bé còn thường được mẹ kể về những tấm gương cao siêu ở nước ngoài, và mong cho cô cũng thành đạt như những người này.
Thế rồi, cho đến khi đứa con gái cưng duy nhất có biểu hiện “Trầm cảm” ở tuổi 15, sau một cú sốc khi thi trượt vào một trường chuyên mà cô hằng mong muốn, cô cảm thấy tự ti và muốn tìm đến cái chết,... Khi đến với nhà tham vấn tâm lí, người mẹ hiểu ra mình đã đặt ước mơ và kì vọng quá lớn lên đôi vai con gái, tư tưởng phải “giỏi giang, thành tài” đã cắm rễ sâu vào tâm thức đứa trẻ mà không lường trước “năng lực cá nhân” của con mình.
a) Bạn học sinh trong trường hợp trên có biểu hiện tâm lí căng thẳng như thế nào?
Bạn M 13 tuổi, học giỏi, ngoan ngoãn, đã chia sẻ trong một buổi tham vấn rằng, bạn thật sự cảm thấy mệt mỏi và chán nản, muốn bỏ học và đi đâu đó thật xa để mà tránh xa sự kiểm soát và phán xét của bố mẹ. Bạn thực sự không muốn đối diện với bố mẹ của mình nữa, vì những người đã gây ra áp lực cho bạn: phải đi học suốt ngày, vừa học ở trường, học ở nhà, lại phải học thêm ở trung tâm ngoại ngữ, học nhạc,... trong đầu bạn lúc nào cũng ám ảnh chữ “học” mà không còn thời gian vui chơi cùng bạn bè. Bạn đã cố gắng hết sức, nhưng dường như bố mẹ không hiểu mà còn suốt ngày chỉ trích, so sánh bạn với người này, người nọ,... Bạn lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị điểm thấp, không đạt danh hiệu sẽ xấu hổ và làm bố mẹ thất vọng,... Rồi bạn cảm thấy mình thật tồi tệ, thấy mình chẳng làm được gì cả, chỉ là kẻ vô tích sự.
a) Trường hợp của bạn M có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng không? Biểu hiện như thế nào?