Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (............) thích hợp để làm rõ nguyên nhân dời đô và nội dung Chiếu dời đô năm 1010 của Lý Thái Tổ.
Đại La
Thăng Long
Đại Việt
rồng chầu
nam - bắc - đông - tây
sông tựa núi
thắng địa
định đô
Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên là .....................................(có nghĩa là rồng bay lên). Suốt hơn 400 năm sau đó, .............................. xứng đáng với vị trí và vai trò kinh đô nước ……………………
Chiếu dời đô năm 1010:
“... Thành .......................... ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế ............................., hổ phục, đã đúng ngôi .........................., lại tiện hướng nhìn …….......................... Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là ................................ Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, đúng là nơi ................................ bậc nhất của kinh sư muôn đời.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Sđd, trang 241)
Hãy tìm những từ hoặc cụm từ nói lên công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với sự phát triển của đất nước trong đoạn văn dưới đây: Lê Văn Hưu nói:“Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ,...".
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 211)
Điền tên nhân vật lịch sử đúng với thông tin cho sẵn trong các câu thơ dưới đây.
TT
Thông tin
Tên nhân vật lịch sử
1
Tại đền thờ ông ở Phủ Diễn, Thanh Trì Có câu .... đối ca ngợi chiến công của ông như sau:
“Động Hoa Lư tráng lệ đế độ,
Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích”.
………………………………..
………………………………..
………………………………..
2
“Hai vai gồng gánh hai Vua,
Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên.
Theo chồng đánh Tống bình Chiêm,
Có công với nước, vô duyên với đời.”
………………………………..
………………………………..
………………………………..
3
“Bạch Đằng một trận giao phong,
Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)
Về Loa thành mới đăng quang,
Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”
………………………………..
………………………………..
………………………………..
4
“Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục - thụ mở cờ bông lau.
...Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sự tướng đều là quét thanh.”
………………………………..
………………………………..
………………………………..
Dựa vào đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Chùa Xiêng Thông (Wat Xieng Thong) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố Luông Pha-bang (Luang Prabang). Ngôi chùa nằm ở ngã ba sông Mê Công và sông Nậm Khăn. Ngôi chùa được tạo dựng vào năm 1559 - 1560. Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố Vàng.
Là ngôi chùa đẹp và quan trọng nhất của Luông Pha-bang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xieng Thong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ.
Từ ngoài vào trong, trên các tường là những phù điêu, điêu khắc, chạm trổ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo Phật tích.
Mỗi năm, vào dịp Bun-pi-may (Bunpimay) (Tết Lào) mọi chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Lào cũng như quan chức trong chính quyền tại Luông Pha-bang đều hội tụ về chùa hành lễ chào mừng năm mới, rước tượng Pha-bang (Prabang) từ Bảo Tàng Viện về an vị trong sân chùa Xiêng Thông, mọi người cùng tắm tượng Phật Pha-bang bằng nước hoa đại suốt một ngày, biểu hiện lòng sùng tín đối với Phật giáo.
Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là gì?
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Thế kỉ XIII, sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan đã tới Ăng-co và ghi chép tỉ mỉ về tình hình của Cam-pu-chia từ khí hậu, thời tiết đến phong tục, tập quán, kinh tế, văn hoá, xã hội,..., trong đó có đoạn: “Ở xứ này, trời mưa nửa năm, nửa năm kia không có mưa. Từ tháng 4 đến tháng 9, trời mưa mỗi ngày vào xế chiều. Bấy giờ mực nước ở Biển Hồ có thể dâng cao từ 7 đến 8 trượng,... Dân chúng trong bờ hồ rút hết lên núi. Kế đó, từ tháng 10 đến tháng 3 (năm sau), trời không một giọt mưa,... Dân chúng trở về, các nhà nông tính theo thời tiết lúc nào lúa chín và vùng đất nào có thể ngập nước (khi có mưa) mà gieo trồng”.
(Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Kỉ nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 76 - 77)
Theo em, đoạn văn mô tả đặc điểm gì về điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia? Điều đó tương đồng với đặc điểm tự nhiên của vùng nào ở Việt Nam?