Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Dựa vào đoạn kí sự được trích trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký mô tả vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII:
“Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.
...Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê rờn rợn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bầy trong vùng này".
(Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Kỉ nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 80)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Chu Đạt Quan mô tả về
A. lũ lụt ở một vùng đất.
B. cuộc sống ở một vùng đất.
C. cảnh hoang vu không có sự hiện diện của con người.
D. cách đi vào bằng đường sông.
Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngày lễ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462)
Lời căn dặn này đã thể hiện tư tưởng
A. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
B. nâng cao ý thức chủ quyền của Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập cho dân tộc, trừng trị nặng những tội danh bán nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kế sách “vây thành, diệt viện”: Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành hàng năm hàng tháng không ha được, khi ấy quân ta sức mỏi chínhất, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)
Chiến lược"tâm công”: ...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đả Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lí với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.
(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)
Em hiểu như thế nào về kế sách “vây thành, diệt viên”?
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Nói về việc phát hành tiền giấy, Phan Huy Chú nhận xét:"... người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải vậy. Quý Ly không xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế... khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thế có phải chế độ bình trị đâu”.
(Viện Sử học, Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 112)
Theo quan điểm của Phan Huy Chú, ông có đánh giá cao việc Hồ Quý Ly cải cách tiền giấy không? Giải thích lí do theo quan điểm của Phan Huy Chú.