Danh sách câu hỏi
Có 26,793 câu hỏi trên 536 trang
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư,... nếu làm trọn trách nhiệm thì vẻ vang như nhau”.
Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm gì trong việc rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?
Đọc thông tin:
ĐÔI BẠN THÂN SÁNG TẠO PHẦN MỀM GIÚP NHẬN DIỆN HƠN 12.000 LOÀI DƯỢC THẢO THỰC VẬT
Đạt giải ba cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học tại Huế với sáng chế phần mềm The Plantae - nhận diện và cung cấp thông tin khoa học thực vật, hai học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang là Trang Sĩ Thái và Nguyễn Trần Thanh Ngân nhằm giúp người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo thực vật.
Trong quá trình thực hiện phần mềm, hai bạn gặp phải không ít khó khăn. “Trở ngại lớn nhất của chúng mình là việc tìm kiếm nguồn dược liệu để phân tích. Ngoài những loài cây thuốc có sẵn đang được trồng trong khuôn viên nhà trường, chúng mình phải chủ động tìm kiếm và nhờ sự hỗ trợ từ thầy giáo hướng dẫn để có thêm nhiều loài thực vật khác nhau ở bên ngoài, giúp việc thử nghiệm phần mềm được chính xác hơn”, Thái bày tỏ.
Gần 6 tháng tìm hiểu, với sự hỗ trợ từ thầy giáo dạy môn Sinh học, hai bạn đã thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm. Đến nay, phần mềm The Plantae trên Android có khoảng 4.000 người cài đặt, sử dụng. Thái nói: “Ứng dụng hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin về loài thực vật có đặc tính hướng chữa bệnh cho một số loài,...”.
Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong học tập.
Đọc thông tin:
ĐÔI BẠN THÂN SÁNG TẠO PHẦN MỀM GIÚP NHẬN DIỆN HƠN 12.000 LOÀI DƯỢC THẢO THỰC VẬT
Đạt giải ba cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học tại Huế với sáng chế phần mềm The Plantae - nhận diện và cung cấp thông tin khoa học thực vật, hai học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang là Trang Sĩ Thái và Nguyễn Trần Thanh Ngân nhằm giúp người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo thực vật.
Trong quá trình thực hiện phần mềm, hai bạn gặp phải không ít khó khăn. “Trở ngại lớn nhất của chúng mình là việc tìm kiếm nguồn dược liệu để phân tích. Ngoài những loài cây thuốc có sẵn đang được trồng trong khuôn viên nhà trường, chúng mình phải chủ động tìm kiếm và nhờ sự hỗ trợ từ thầy giáo hướng dẫn để có thêm nhiều loài thực vật khác nhau ở bên ngoài, giúp việc thử nghiệm phần mềm được chính xác hơn”, Thái bày tỏ.
Gần 6 tháng tìm hiểu, với sự hỗ trợ từ thầy giáo dạy môn Sinh học, hai bạn đã thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm. Đến nay, phần mềm The Plantae trên Android có khoảng 4.000 người cài đặt, sử dụng. Thái nói: “Ứng dụng hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin về loài thực vật có đặc tính hướng chữa bệnh cho một số loài,...”.
Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong học tập được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.
Đọc thông tin:
LÀM GIÀU CHO GIA ĐÌNH LÀ LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC
Dân tộc Êđê cũng như các dân tộc khác đều rất anh dũng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào Êđê ngày càng nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất. Chính nhận thức đó đã thôi thúc Y Thi Mlô mạnh dạn tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ. Y Thi Mlô đã động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ, đảm bảo được lương thực cho gia đình. Lúc đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng nhờ sự cố gắng, kiên trì và thường xuyên nghiên cứu sách, báo, học hỏi cán bộ khuyến nông, đặc biệt là thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình đưa khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên đã đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình.
Khi đã có được những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, Y Thi Mlô thường xuyên giúp đỡ những hộ khác trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về con giống và đặc biệt thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau thoát nghèo.
Đến nay, cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp. Về phần gia đình Y Thi Mlô, kinh tế ngày một tăng lên, thu nhập hằng năm trừ chi phí đạt từ 150 đến 200 triệu đồng từ việc khai hoang trồng 4 héc-ta cà phê; chăn nuôi 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm lấy thịt và để lấy trứng; trồng 1 héc-ta ngô, với thu nhập 6 tấn/héc-ta.
Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?
LÀM GIÀU CHO GIA ĐÌNH LÀ LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC
Dân tộc Êđê cũng như các dân tộc khác đều rất anh dũng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào Êđê ngày càng nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất. Chính nhận thức đó đã thôi thúc Y Thi Mlô mạnh dạn tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ. Y Thi Mlô đã động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ, đảm bảo được lương thực cho gia đình. Lúc đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng nhờ sự cố gắng, kiên trì và thường xuyên nghiên cứu sách, báo, học hỏi cán bộ khuyến nông, đặc biệt là thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình đưa khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên đã đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình.
Khi đã có được những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, Y Thi Mlô thường xuyên giúp đỡ những hộ khác trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về con giống và đặc biệt thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau thoát nghèo.
Đến nay, cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp. Về phần gia đình Y Thi Mlô, kinh tế ngày một tăng lên, thu nhập hằng năm trừ chi phí đạt từ 150 đến 200 triệu đồng từ việc khai hoang trồng 4 héc-ta cà phê; chăn nuôi 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm lấy thịt và để lấy trứng; trồng 1 héc-ta ngô, với thu nhập 6 tấn/héc-ta.
Trong thông tin trên, những việc làm nào của Y Thi Mlô thể hiện sự cần cù, sáng tạo? Những việc làm đó mang lại kết quả gì?
Hiện nay, không ít bạn trẻ quan niệm rằng, để hội nhập thì phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trang phục phải dùng hàng có thương hiệu của nước ngoài, các ngày lễ, tết phải đi du lịch đó đây, thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Tây. Với quan niệm này, các bạn trẻ đã đua nhau đi học ngoại ngữ, khi giao tiếp thì dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng Tây mà chẳng quan tâm đến việc người nghe có biết, có hiểu hay không. Tiền vất vả kiếm được đều dùng mua hàng hiệu, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc kỉ niệm tại các nhà hàng sang trọng.
Em có đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên không? Vì sao?
Gần đây, bạn Mai thấy cô Lan (em gái của bố) đang tìm hiểu các trại hè ở nước ngoài để cho con trai 10 tuổi tham dự. Mai suy nghĩ, cô Lan làm gì nhiều tiền, con của cô mới 10 tuổi sao lại cứ phải ra nước ngoài, ở ngay trong nước cũng có trại hè quốc tế. Nghe Mai tâm sự, Hùng giải thích, tham gia trại hè quốc tế không chỉ để trau dồi vốn tiếng Anh, làm quen với bạn mới, thích nghi với môi trường mới, mà quan trọng hơn là được tìm hiểu nền văn hoá của đất nước khác, thấy được sự văn minh, tiến bộ và có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chỉ ra nước ngoài mới có thể làm được điều này.
Em nhận xét thể nào về suy nghĩ của bạn Mai và cách giải thích của bạn Hùng?