Danh sách câu hỏi

Có 26,793 câu hỏi trên 536 trang
Nhận định về cách viết các kiểu bài đã học ở học kỉ I được trình bày trong bảng sau là đúng hay sai? STT Nhận định về cách viết các kiểu bài Đúng Sai Lí giải nếu sai 1 Khi làm thơ sáu chữ, bảy chữ, chỉ được sử dụng một loại vẫn trong số các loại vẫn như: vẫn chân, vẫn lưng, vần liền, vẫn cách/ vẫn chéo.       2 Bố cục của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do gồm hai phân sau: mở đoạn (giới thiệu nhân để bài thơ tự do, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ), thân đoạn (nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ).       3 Đối với bài viết thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nội dung phần giải thích cần rõ ràng, chính xác, lô-gic, chặt chẽ, thuyết phục về những nguyên nhân dẫn đến và trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên.       4 Để thu thập tư liệu cho bài viết thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, người viết chỉ cần chú ý quan sát và ghi chép lại cẩn thận cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.       5 Phần nội dung của văn bản kiến nghị gồm lí do kiến nghị, nội dung kiến nghị.       6 Đối với bài văn kể về một hoạt động xã hội, người kể có thể sắp xếp các sự kiện không theo trật tự diễn tiến của hoạt động để gây ấn tượng đặc biệt với người đọc.       7 Đối với bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, khi bàn luận về vấn đề, người viết cần đưa ra lí lẽ từ nhiều khía cạnh, thể hiện góc nhìn đa chiều về vấn đề nghị luận.       8 Khi triển khai phần thân bài của bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, người viết cần thực hiện hai thao tác: giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận và bàn luận về vấn đề.      
Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (đã học ở bài Sự sống thiêng liêng) để tự đánh giá bài nói của mình và của người khác. Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói Các văn bản hài kịch mà em đã học gọi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đỏ không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình. Các vấn đề đó có thể là: • Thói hám danh, học đòi làm sang. • Bệnh sĩ diện. • Thói lửa gạt. ●  Thói sính ngoại. ●  … Để tăng hiệu quả giao tiếp, em xác định mục đích trình bày; những vấn đề mà người nghe quan tâm; thời lượng bài trình bày. Từ đó, xác định nội dung và cách trình bảy phù hợp. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Để tìm ý cho bài nói, em hãy trả lời một số câu hỏi: Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ giúp củng cố cho lí lẽ của em? • Có thể tìm kiếm, thu thập các câu chuyện, hình ảnh video clip nào liên quan đến bải nói để làm bằng chứng cho nhận định của mình? Từ những ý đã phác thảo, chọn những ý tiêu biểu để lập dàn ý (tham khảo cách làm ở bài Sự sống thiêng liêng). Bước 3: Luyện tập và trình bày Sử dụng những kĩ năng đã học ở bải Sự sống thiêng liêng để tự luyện tập. Bước 4: Trao đổi và đánh giá • Cần có thái độ cầu thị, lắng nghe, hoà nhã khi trả lời những câu hỏi, ý kiến phản biện. Lưu ý: củng một vấn đề, mỗi người có thể có cách tiếp cận riêng, có cách lí giải khác nhau và cần được tôn trọng. • Sau buổi trình bày, có thể tiếp tục trao đổi với người nghe về những điều cần làm rõ qua các phương tiện liên lạc cá nhân nếu cần. • Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (đã học ở bài Sự sống thiêng liêng) để tự đánh giá bài nói của mình và của người khác.