Danh sách câu hỏi
Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó:bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút kém), thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuần (thật, chân thật, chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), tư (riêng), trữ (chứa, cất), trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), vô (không, không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng).
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau:e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là /…/
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau:d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là /…/
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau:c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là /…/
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau:b) “Cứu cánh” nghĩa là /…/
Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau:a) Đồng nghĩa với “nhược điểm” là /…/
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là: a. Nghe: Lắng nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.b. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.c. Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.d. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.e. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng và viết.(Hồ Chí Minh, Cách viết, trong giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ
Bình luận ý kiến sau đây:Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:Gió đông là chồng lúa chiêmGió bấc là duyên lúa mùaĐược mùa lúa, úa mùa cauĐược mùa cau, đau mùa lúaChiêm khôn hơn mùa dạiMùa nứt nanh, chiêm xanh đầuLúa chiêm nép ở đầu bờ,Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của dân tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó.Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao. (Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)
Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:b) Đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:– cùng nhau, giống nhau;– trẻ em;– (chất) đồng. Cho biết nghĩa của mỗi yếu tố đồng trong mỗi từ sau đây: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, trống đồng. Giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy. Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở TháiBình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời. Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào! (Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)