Danh sách câu hỏi
Có 1,683 câu hỏi trên 34 trang
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc tư liệu dưới đây và thực hiện nhiệm vụ.
“Trên vách đá lối đi vào hang Đồng Nội có 3 hình khắc mặt người và 1 hình mặt thú. Mặt giữa to nhất, các nét chi tiết mắt, mũi, miệng rõ ràng, cân đối, nét khắc dứt khoát, khoẻ, khuôn mặt vuông vức, lông mày đậm gợi cho người xem cảm giác đây là chân dung một người đàn ông. Hai mặt người hai bên có nét khắc mảnh và mềm hơn, nét cong của khuôn mặt được thể hiện rõ gợi khuôn mặt tròn trịa và nữ tính hơn, các chi tiết mắt, mũi, miệng gần nhau. Đặc biệt phía trên đầu của cả 3 hình khắc đều có hình gần giống chữ Y gợi ta nhớ đến hình sừng thú. Có nhiều giả thuyết về hình này, song tập trung lại gồm 2 giả thuyết. Đây là một cách hoá trang để có thể lại gần các con thú. Đồng thời có thể là một nghi lễ gắn với một hình thức thờ phụng gì đó của người Việt cổ...”.
(Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2013)
- Trên vách đá hang Đồng Nội có bao nhiêu hình khắc? Đó là những hình gì?
=> Trả lời:
- Chữ Y được khắc trên đầu của ba hình mặt người tượng trưng cho điều gì?
=> Trả lời:
- Em có nhận xét gì về tư duy hình tượng và nghệ thuật của cư dân thuộc văn hoá Hòa Bình?
=> Trả lời:
Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) trong các đoạn trích sau về một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa.
- Dựa trên chữ cổ của người ………, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ ………….
- Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng ………….. (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..) và du nhập các tôn giáo từ …….. (Phật giáo, Hin-đu giáo,...).
Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (...) trước mỗi câu sau:
A. ......…….. Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.
B. ............... Thủ công nghiệp của Chăm-pa phát triển đến đỉnh cao.
C. ................ Các tầng lớp chính trong xã hội Chăm-pa là: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
D. ................ Ở Chăm-pa, vua là “đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.