Danh sách câu hỏi
Có 1,028 câu hỏi trên 21 trang
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam như góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, giải quyết nạn thiếu lương thực, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng,... Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng có ảnh hưởng tiêu cực như gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phụ thuộc của con người vào máy móc, công nghệ....
A. Đoạn thông tin phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ thập kỉ 40 của thế kỉ XX đến nay đối với thế giới và Việt Nam.
B. Doạn thông tin phản ánh những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với Việt Nam.
C. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật giúp cải thiện đời sống nhân dân nhưng kèm theo đó là một loạt những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống xã hội.
D. Đoạn thông tin là khẳng định: cách mạng khoa học - kĩ thuật là con đường duy nhất để Việt Nam phát triển toàn diện đất nước.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn khu vực và thế giới, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả đối với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên. Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
A. Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các tổ chức khu vực và thế giới nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
B. Đoạn thông tin phản ánh thành tựu về quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
C. Đoạn thông tin thể hiện vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được mở rộng và nâng cao trên trường quốc tế.
D. Đoạn thông tin khẳng định Việt Nam đã tham gia đầy đủ, hiệu quả tất cả các diễn đàn trong khu vực và trên thế giới.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án dúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“... Hàn Quốc từng bước phát triển thực lực quốc gia nhằm đạt vị thế quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới... Về thành tựu kinh tế, là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 là 1 631 tỉ USD... Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1953... là 64 USD thì đến năm 2020 là 31 489 USD tức là 500 lần... Bên cạnh thể mạnh về kinh tế, quốc phòng, Chinh phủ Hàn Quốc chủ trọng tăng cường “sức mạnh mềm” thông qua truyền bả giả trị văn hóa ở nước ngoài được biết đến là làn sóng Hàn Quốc”.
(Dẫn theo Nguyễn Thu Phương, “Xây dựng vị thế, thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 982, 2022, tr.105 - 106)
A. Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.
B. Sau năm 1991, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển ở châu Á và trên thế giới.
C. Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hóa của đất nước qua các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực,...
D. Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc ít chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“... Trong thời kì cầm quyền của B. Clin-tơn (từ tháng 1-1993 đến tháng 1-2001), kinh tế Mỹ có sự phát triển liên tục và ốn định. GDP của Mỹ năm 2000 là 9 873 tỉ USD, bình quân đầu người là 36 487 USD. Đến lúc này, nước Mỹ tạo ra 25 % giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới. Theo một thống kê, đền năm 2003, tổng lượng kinh tế thể giới là 25 000 tỉ USD thì Mỹ chiếm 9 000 tỉ USD (36 %), Liên mình châu Âu (EU): 9 000 tỉ (36 %) còn Nhật: 4 000 tỉ USD (16 %) và các khu vực khác 3 000 tỉ USD (12 %)".
(Đỗ Thanh Bình (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012, tr.240)
A. Nền kinh tế Mỹ phát triển liên tục và ổn định trong thời gian cầm quyền của B. Clin-tơn.
B. Kinh tế Mỹ chiếm tỉ trọng 25 % giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới vào tháng 1-2021.
C. Năm 2003, GDP của Mỹ bằng GDP của Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cộng lại.
D. Nước Mỹ duy trì vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế từ năm 1993 đến năm 2003.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“Trong lĩnh vực chính trị, thành tựu quan trọng nhất là nước Nga vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và phát triển ổn định,... Trong lĩnh vực kinh tế, GDP của Nga tăng gần 10 % trong 2 nhiệm kì (2000 - 2008), đưa kinh tế Nga từ vị tri 14 vươn lên vị trí thứ 5 thể giới; giảm nợ công xuống 22,7 lần (từ 69,1 % năm 2000 xuống còn 3,1 % năm 2016); giảm nợ nước ngoài từ 138 tỉ USD vào năm 1999,... xuống còn 54,8 tỉ USD vào năm 2014... , mức nợ thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển ở phương Tây ;...; giảm mức lạm phát từ 20,2 % năm 2000 xuống mức 2,5 % trong năm 2017".
(Lê Thế Mẫu, “Nước Nga sau 20 năm cầm quyền của Tổng thống V. Pu-tin", Tạp chí Cộng sản, ngày 18-9-2019)
A. Sau năm 2000, Liên bang Nga luôn trong tình trạng bất ổn về chính trị với hoạt động của các nhóm nổi dậy.
B. Tổng thống V. Pu-tin đã giúp cho tình hình chính trị, kinh tế nước Nga ổn định và phát triển hơn thời kì trước đó.
C. Nền kinh tế của Liên bang Nga phụ thuộc vào nợ nước ngoài từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
D. Các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, lạm phát của Liên bang Nga đều giảm so với giai đoạn 1991 - 1999.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“Những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Một trật tự thể giới mởi đang dần hình thành, trong đó sức mạnh tri thức và công nghệ sẽ quyết định thứ bậc của các quốc gia,... Kinh tế và khoa học - kĩ thuật đã trở thành nhân tổ quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia,...; xu hướng liên kết khu vực nhằm giải quyết những vần đề khu vực đồng thời hội nhập quốc tế để phát triển và phục vụ tối đa lợi ích dân tộc đang trở thành một trào lưu ngày càng lan rộng khắp các châu lục”.
(Dẫn theo Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lê Văn Anh, Lịch sử thể giới hiện đại, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr. 187)
A. Sự phát triển của tri thức và công nghệ là nhân tố quyết định đến thứ bậc của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
B. Các quốc gia đều lấy yếu tố chính trị, hệ tư tưởng làm trọng tâm để hoạch định chính sách đổi ngoại.
C. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của thế giới.
D. Kinh tế, cách mạng khoa học - công nghệ là những yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm ổn định và tạo bước chuyển biến tốt về chính trị, kinh tế - xã hội. Đại hội lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định và bồ sung đường lối đổi mới của Đại
hội lần thứ VI.
A. Đoạn thông tin phản ánh đại hội đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối đổi mới đất nước.
B. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm để cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) trong điều kiện đất nước có những chuyển biến tích cực về kinh tế.
D. Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam ổn định và phát triển.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“[Quân Pôn Pốt] “đã có những hành động xâm lần đất đai nước ta ở vùng biên giới, giết hại đồng bào ta, cướp bóc tài sản của nhân dân ta. Đặc biệt từ đêm 24 rạng sáng ngày 25-9-1977, chúng đã đưa một lực lượng vũ trang lớn (khoảng năm sư đoàn) xâm nhập các xã Tân Phủ, Tân Lập (huyện Tân Biên),... tàn sát gần 1 000 người, đốt phả hơn 100 nóc nhà, phả huý và cướp đi nhiều tài sản của đồng bào".
(Nguyễn Thành Dương, "Kiên quyết bảo vệ biên giới Tây Nam", Báo Nhân Dân, số 8977, ngày 5-1-1979, tr.1)
A. Đoạn tư liệu là minh chứng về tội ác của quân Pôn Pốt đối với nhân dân tất cả các tỉnh đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam.
B. Đoạn tư liệu là một trong những minh chứng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam trong suốt 30 năm.
C. Đoạn tư liệu phản ánh tội ác dã man của quân Pôn Pốt đối với nhân dân các xã biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh của Việt Nam.
D. Đoạn tư liệu phản ánh ý đồ thôn tính Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt - lêng Xa-ri.