Danh sách câu hỏi
Có 1,028 câu hỏi trên 21 trang
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
Từ tháng 8-1964 đến tháng 1-1973, Mỹ đã hai lần tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân. Ngay từ những ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, vừa duy trì các hoạt động sản xuất và chiến đấu, vừa nỗ lực chi viện cho cách mạng miền Nam.
Sau thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc cũng lập nên chiến công vang dội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).
A. Để cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã hai lần mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
B. Khi Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc dừng chi viện cho miền Nam để tập trung đánh Mỹ.
C. Để làm thất bại hành động của Mỹ trong các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, quân dân miền Bắc đã mỡ cuộc Tiến công chiến lược (1972).
D. Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương; lấy vĩ tuyến 17 (tại Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời; Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.
A. Đoạn thông tin phản ánh những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về việc lập lại hoà bình ở ba nước Đông Dương.
B. Đoạn thông tin là mình chứng khẳng định thắng lợi tuyệt đối về ngoại giao của Việt Nam.
C. Đoạn thông tin phản ánh tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản (độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là nội dung cốt lõi của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đảnh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẽ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thể giới".
(Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12: 1959 -1960, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.410)
A. Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là quốc gia nhỏ yếu đầu tiên và duy nhất đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh.
B. Nhờ vào tỉnh thần đoàn kết, một đất nước nhỏ bé như Việt Nam đã đánh thắng thực dân Pháp, thể hiện được sức mạnh của dân tộc.
C. Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam đối với thế giới.
D. Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đổi với các ý A, B, C, D.
"Đi đầu đóng góp trong "Tuần lễ vàng” là gia đình ông Trịnh Văn Bô: "... Chỉ riêng vợ chồng ông Trịnh Văn Bồ đã ủng hộ tổng cộng 5 147 lượng vàng, tương đương với 2 triệu đồng Đông Dương (theo thời giả lúc đó). Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô đã để lại tất cả tài sản, theo Chính phủ và Bác Hồ lên Việt Bắc tham gia kháng chiến"".
(Bộ Tài chính, Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cổng hiếncho nền tài chính cách mạng Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội, 2013, tr.17-18)
A. Đoạn tư liệu khẳng định đóng góp to lớn của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô cho nền tài chính của cách mạng Việt Nam.
B. Đoạn tư liệu phản ánh tinh thần tương trợ của người dân trong việc hưởng ứng “Tuần lễ vàng" của Đảng và Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Đoạn tư liệu chứng tỏ ông Trịnh Văn Bô là người duy nhất đóng góp cho nền tài chính Việt Nam ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
D. Đoạn tư liệu là minh chứng khẳng định tất cả những gia đình tư sản trong cả nước đều tham gia ủng hộ “Tuần lễ vàng” của Chính phủ.