Danh sách câu hỏi

Có 2,935 câu hỏi trên 59 trang
Đánh dấu (x) vào các cột (đúng) hoặc (sai) tương ứng với các nội dung trong bảng dưới đây. Nội dung Đúng Sai Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi từ hạt nhân này thành hạt nhân khác, bao gồm phản ứng hạt nhân kích thích và phản ứng hạt nhân tự phát.     Trong một phản ứng hạt nhân, luôn cần từ hai hạt tham gia phản ứng trở lên.     Trong phản ứng hạt nhân, số khối và điện tích của hệ được bảo toàn.     Trong phản ứng hạt nhân, số khối, điện tích và khối lượng của hệ được bảo toàn.     Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.     Phản ứng tổng hợp hạt nhân là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.     Phản ứng tổng hợp hạt nhân là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân trung bình tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng.     Độ hụt khối (Dm) của hạt nhân là độ chênh lệch tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân và khối lượng của hạt nhân. Dm = [Zmp + (A - Z)mn] - mX.     Năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật được liên hệ với nhau thông qua hệ thức Einstein: E = mc2 trong đó, c là tốc độ của ánh sáng trong chân không.     Năng lượng liên kết riêng Elkr của một hạt nhân có số khối A bằng: Elkr=ElkAtrong đó, Elk là năng lượng tối thiểu dùng để tách toàn bộ số nucleon ra khỏi hạt nhân, gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. Hạt nhân càng bền vững khi Elkr càng lớn.     Hạt nhân càng bền vững khi năng lượng liên kết Elk càng lớn.     Phản ứng hạt nhân kích thích: là quá trình các hạt nhân tương tác với các hạt khác (ví dụ: hạt nhân, neutron,...) tạo ra các hạt nhân mới. Ví dụ: phản ứng phân hạch, phản ứng tổng hợp hạt nhân.     Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân mới.    
Đánh giá kích thước hạt nhân bằng thí nghiệm tưởng tượng sau: Khi cho một quả bóng lăn theo hướng ngẫu nhiên vào một dãy các quả bóng có đường kính a = 25 cm được gắn chặt cách đều nhau một khoảng cách không đổi là b = 50 cm (Hình 21.1) thì có thể tính được xác suất xảy ra va chạm giữa quả bóng chuyển động với một trong những quả bóng đứng yên rồi bật trở lại gần đúng là: Pbật =ab=50%. Còn xác suất quả bóng chuyển động đi xuyên qua dãy các quả bóng đứng yên là Pxuyên = 1 – Pbật = 50%. Nếu đường kính a của tất cả các quả bóng bằng 5 cm thì hai xác suất trên sẽ lần lượt là Pbật = 5% và Pxuyên = 95%, và nếu a = 5 mm thì hai xác suất này sẽ chỉ còn lần lượt là Pbật = 0,5% và Pxuyên = 99,5%. Hãy dựa vào sự tượng tự của thí nghiệm tưởng tượng trên với thí nghiệm của Rutherford bằng cách coi a là kích thước của hạt nhân nguyên tử vàng, coi b là kích thước của nguyên tử vàng, coi Pbật là tần suất đốm sáng ở vị trí 3 và pxuyên là tần suất đốm sáng ở trị trí 1, để chứng tỏ rằng thí nghiệm của Rutherford cho thấy kích thước hạt nhân nguyên tử chỉ bằng khoảng 110000 kích thước của nguyên tử, và điều này phù hợp với sự so sánh kích thước đã nêu trong thí nghiệm của Rutherford được nêu trong SGK.