Danh sách câu hỏi
Có 1,560 câu hỏi trên 32 trang
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
CON GÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÀNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI HỌC HARVARD, MỸ
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ làm lao công, song Liên luôn nỗ lực học tập hết mình. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở lớp, ở trường nhưng không lúc nào Liên ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, chăm học. Kết quả sau 12 năm miệt mài đèn sách, Liên đã đoạt học bổng trị giá hơn 300000 USD (gần 7 tỉ đồng) của Đại học Harvard, Mỹ.
Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, bố Liên kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Liên kế, hồi học trung học phổ thông, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các Mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ học trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hòan cảnh kém may mắn hơn mình. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dân khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, bố của Liên xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách. Chỉ tay về bức tường treo đầy giấy khen, huy chương của con gái, mẹ Liên nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hòan cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tưởng này là tôi quên hết tất cả". Nói đến đây, mẹ Liên lại chực khóc. “Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, mẹ Liên sụt sùi. Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói. Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua.
(Theo Mạnh Tùng, vnexpress.vn, ngày17/7/2016)
Theo em, vì sao chị Diệu Liên đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
Đọc câu chuyện
LỜI CHÀO YÊU THƯƠNG
Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đồ đông lạnh. Ngày hôm ấy, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra trước khi ra về. Đột nhiên, cửa kho sập đóng và khoá lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không ai biết. Cô vừa hét khản tiếng, vừa đập cửa với hi vọng có người nghe được mà đến cứu nhưng không ai trả lời. Hai tiếng sau, nữ công nhân lạnh cóng, tuyệt vọng và đau khổ,... Đúng lúc tưởng như không chịu được nữa thì bất ngờ người bảo vệ đến mở cửa đưa cô ra ngoài.
Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa. Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 20 năm. Mỗi ngày có mấy trăm công nhân ra vào, nhưng cô là người duy nhất sáng nào cũng chào và tạm biệt tôi khi tan làm, trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thất tôi vậy! Hôm nay, tôi biết rõ ràng cô có đi làm vì sáng sớm cô còn nói “Cháu chào bác!" Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!” Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm. Tôi đi đến những chỗ khuất tìm cô, nghe thấy tiếng khóc, rồi tìm thấy cô trong kho đông lạnh…”
Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được điều gì sẽ xuất hiện vào ngày mai.
(Theo kinhtechungkhoan.vn)
Tại sao người bảo vệ lại đi tìm cô công nhân?
Những biểu hiện sau đây có phải là quan tâm, cảm thông và chia sẻ hay không?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
STT
Biểu hiện
Có
Không
1
Anh Trung thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư
2
Trời mưa, Lan giúp mẹ cất quần áo vào nhà.
3
Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nam liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn của nhà mình.
4
Trong buổi lễ tổng kết năm học, đại diện cha mẹ học sinh trao phần thưởng nhằm khuyến khích, động viên những em học sinh có hòan cảnh khó khăn.
5
Đi học về, thấy em đang khóc vì làm hỏng đồ chơi, Bình liền ôm em vào lòng an ủi và tìm cách sửa lại đồ chơi cho em.
6
Do tật nói ngọng, Cường bị bạn bè trong lớp chế nhạc, xa lánh.
7
Gà mẹ giang rộng đôi cánh che chở, bảo vệ đàn con trong cơn mưa.
8
Thầy bà Hoa hàng xóm đau buồn vì con trai mới mất do dịch bệnh COVID-19, em chạy sang hỏi thăm, an ủi, động viên bà.
Khi tranh luận về di sản văn hóa của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng?
(Khoanh tròn chữ cái trước cất ti lựa chọn)
A. Di sản văn hóa là bất kì bài hát, điệu múa, làn điệu dân ca nào.
B. Di sản văn hóa của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày.
C. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.
D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra.
E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,...
G. Di sản văn hóa vật thể quan trọng hơn di sản văn hóa phi vật thể.
H, Di sản văn hóa nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn.
Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng, độc đáo của kĩ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.
Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơ đăng, Jrai, M'nông, Cơ ho,..
Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.
Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.
Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn, trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, giả trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.
Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hằng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng chiêng vang lên chào đón thành viên mới. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khỉ đón khách, lên nhà mới hay tang lễ,... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,... của con người Tây Nguyên.
Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Đây cũng chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây.
Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió.
(Theo vietnamplus.vn, ngày 26/11/2020)
Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với con người Tây Nguyên như thế nào?