Danh sách câu hỏi
Có 1,560 câu hỏi trên 32 trang
Hãy viết cảm nghĩ của em về trường hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình dưới đây:
Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Lên 10 tuổi, Lan đã quen với việc đồng áng, chịu khó làm ruộng với gia đình các bác để kiếm gạo ăn. Hết mùa cấy, mùa gặt lúa, người dân địa phương lại thấy Lan đi khắp làng trên xóm dưới hoặc đến xã khác để lượm ve chai bán lấy tiền dành dụm mua thuốc cho mẹ, bà ngoại lúc ốm đau.
Tuy cuộc sống nhọc nhằn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết:“Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.
(Theo Báo Tuổi trẻ)
Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?
A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá.
B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.
C. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
D. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con cháu và anh, chị, em trong gia đình (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Quyền và nghĩa vụ
Cha mẹ,
ông bà
Con cháu
Anh, chị,
em
A. Giáo dục con chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình.
C. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con..
D. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
E. Yêu quý, kính trọng, biết ơn.
G. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận.
H. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái.
I. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.
K. Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo.
L. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
M. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
N. Phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
Những ý kiến dưới đây đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Ý kiến
Đúng
Sai
A. Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác.
B. Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi, coi như không biết.
C. Chỉ người trên 18 tuổi mới bị sa vào tệ nạn xã hội.
D. Tích cực học tập, lao động sẽ giúp tránh xa các tệ nạn xã hội.
E. Hút thuốc lá chỉ có hại cho trẻ em, không có hại cho người lớn.
G. Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
H. Ma tuý, mại dâm dễ dẫn đến HIV/AIDS.
I. Cần gần gũi, động viên người nghiện ma tuý cai nghiện.
K. Chỉ cần mình không nghiện ma tuý là được, còn bạn bè, người thân trong gia đình không cần quan tâm.
L. Thấy người khác tiêm chích ma tuý cần tránh xa và không nên báo với công an.
M. Cờ bạc là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
N. Học sinh từ 12 - 13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.
O. Dùng thử ma tuý một vài lần sẽ không gây nghiện.
P. Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.
Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).
A
B
1. Giáo viên
a. cần tìm hiểu, phát hiện kịp thời học sinh có
hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn.
2. Nhà trường
b. thực hiện tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.
3. Cán bộ tâm lí học đường
c. thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh bị bạo lực học đường.
4. Học sinh
d. thông báo kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp xử lí khi xảy ra bạo lực học đường; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.
5. Bệnh viện
e. tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời phù hợp với khả năng của bản thân đối với các hành vi bạo lực học đường.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a) Thời gian gần đây, H thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi. Có những ngày bạn mệt mỏi, chóng mặt, hay cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai. Bạn thấy rất lo lắng không biết chuyện gì xảy ra với mình. H tìm hiểu và biết rằng những thay đổi về cơ thể ở tuổi này là một phần của sự phát triển. Những lúc như vậy, cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, dành thời gian cho những hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, tập đàn,...
Trường hợp b) G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.
Hãy nêu những biểu hiện của H và G khi bị căng thẳng.