Danh sách câu hỏi
Có 1,804 câu hỏi trên 37 trang
- Em hãy cho biết, việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta?
- Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?
Thông tin. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, kể từ năm 2001, Việt Nam là một trong số ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%). Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.
Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?
Trường hợp 1. Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh. Doanh nghiệp P giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các mẫu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP, khách hàng còn có cơ hội để sở hữu các mẫu xe nhập khẩu với mức ưu đãi giảm tới 40 triệu đồng. Không kém cạnh, doanh nghiệp T có ưu đãi 100% lệ phí trước bạ với khách hàng mua các dòng xe nhập khẩu và áp dụng mức ưu đãi 20 triệu đồng cho tất cả các phiên bản của mẫu xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để tăng doanh số mùa bán hàng cuối năm.
Trường hợp 2. Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không hề kém cạnh, dù có mặt trên thị trường, Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.
Theo em, hành vi tiêu dùng của chủ thể nào dưới đây là hành vi tiêu dùng có văn hóa? Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên ứng xử như thế nào?
A. Vào dịp Tết, nhiều gia đình luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam, từ việc nấu các món ăn truyền thống đến trang trí hoa đào, hoa mai ngày Tết.
B. Bạn X thường sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường.
C. Chị P thường mua nhiều hàng hóa, dịch vụ vì cho rằng việc làm này sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
D. Anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam.
E. Các thành viên trong gia đình bạn M luôn ăn mặc giản dị, tránh xa hoa, lãng phí.
Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là sự thể hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.
B. Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
C. Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. D. Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.
E. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội.
G. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh.
H. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.
I. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh.