Danh sách câu hỏi
Có 1,804 câu hỏi trên 37 trang
Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Hưởng ứng chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, doanh nghiệp A tích cực cải tiến mẫu mã, đầu tư chất lượng sản phẩm, chú ý đến sức khoẻ của người tiêu dùng, yếu tố môi trường... Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện thiết thực, hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Trường hợp 2. Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, bạn A cùng với các bạn trong lớp 11B đã tích cực hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các bạn tích cực vận động mọi người nhận thức đúng đắn về chất lượng hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam. Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt là việc làm biểu hiện lòng yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm địa phương, nội địa. Họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, xanh, an toàn, đảm bảo chất lượng. Nắm bắt được xu hướng này, hệ thống siêu thị, cửa hàng C đã đẩy mạnh kết nối với các nhà sản xuất trong nước, chủ động tạo nguồn cung, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao.
Trường hợp 2. Ở thị trường thành phố H, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đây là việc làm tích cực, tuyên truyền cho người dân về ý thức tái sử dụng những gì có thể sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra một hướng kinh doanh mới, hình thành lối sống hiện đại, văn minh.
Nêu suy nghĩ của em về việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên. Từ đó, trình bày vai trò của văn hoá tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Ngày 19 – 5 – 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. VCCI sẽ lấy việc thực hành sáu quy tắc đạo đức doanh nhân là yêu cầu tiên quyết trong xem xét, bình chọn, trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
(Theo Báo Nhân dân, ngày 19 – 5 – 2022)
– Em có đồng tình với sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam nếu trên không? Vì sao?
Trường hợp 1. Ông B cùng nhóm bạn lập một trang web bán hàng online sản phẩm trái cây nhà trồng với các clip giới thiệu rất ấn tượng về sản phẩm, phương thức giao hàng. Khách hàng dần tăng lên vì nhận được sản phẩm có chất lượng đúng như cam kết. Nhưng một số khách hàng phát hiện có thùng trái cây bị độn nhiều trái kém chất lượng đã khiếu nại và đòi bồi thường. Ông B cho kiểm tra khâu giao hàng, nhận lỗi và bồi thường thoả đáng cho khách hàng.
– Em nhận xét gì về việc làm của ông B?
Trường hợp 2. Trong hội thảo “Nâng cao đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp tại tỉnh A, nhiều ý kiến cho rằng, các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh phải được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, cần có thời gian vận động cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đạo đức trong kinh doanh trước.
– Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm đạo đức kinh doanh?
a. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chính, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh tế.
c. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể sản xuất.
d. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, gia đình cho anh D một khoản vốn để mở doanh nghiệp thương mại. Anh thuê mặt bằng lớn đề mở cửa hàng, thuê nhân viên cũng như đầu tư trang thiết bị tốt. Nhưng sau hai năm kinh doanh, cửa hàng vẫn chưa có lãi và có nguy cơ phá sản. Tâm sự với bạn, anh nhận được lời khuyên rằng: “Có tiền chưa phải là tất cả, cậu phải có nhiều thứ khác quan trọng không kém, đó chính là năng lực cần thiết của người làm kinh doanh như giao tiếp để tạo niềm tin và động lực cho người lao động.... Cậu thuê nhân viên nhưng không bao quát hết nội dung làm việc của họ, như vậy không ổn. Cậu chưa đủ kinh nghiệm để nhìn ra được các cơ hội kinh doanh cũng như chưa đủ quyết tâm trong kinh doanh" Anh D ngẫm nghĩ và quyết định thu hẹp quy mô, thực hiện từ quy mô nhô để học hỏi kinh nghiệm, trau dồi bản thân nhiều năng lực kinh doanh hơn nữa để có cơ hội thành công.
- Cho biết đánh giá của em về cách thành lập doanh nghiệp của anh D.
- Từ trường hợp của anh D, em hãy rút ra bài học cho bản thân trong hoạt động kinh doanh ở tương lai.