Danh sách câu hỏi
Có 1,804 câu hỏi trên 37 trang
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1. Sắp đến Tết, nhận thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng dẫn, những tuần qua, anh D đã hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm khô đã hộp, nếp, đậu, bánh kẹo, rượu vang, nước ngọt,…
Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát trên và nhận xét cách thức ứng xử của anh D trước biến động giá cả.
Trường hợp 2. Tình hình kinh tế của nước M đang gặp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh qua từng tháng, các doanh nghiệp càng sản xuất càng bị lỗ và vốn lưu động đang bị thâm hụt dần, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái.
Hãy cho biết chính sách kinh tế mà Nhà nước M sẽ sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát trên
Trường hợp 3. Để giữ ổn định tỉ giá USD với đồng nội tệ, hằng năm, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ chào mua hàng triệu USD từ các ngân hàng thương mại và dự tính bơm ra cho các ngân hàng thương mại mức cung lượng tiền trong lưu thông hàng nghìn tỉ đồng nội tệ.
Hãy làm rõ giới hạn Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ khống chế để mức cung lượng tiền trong lưu thông không dẫn đến lạm phát.
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Ngày 9 – 3 – 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ kí Quy chế mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức. Việc làm này giúp thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ: khi ngân sách nhà nước thiếu ngoại tệ thì ngân hàng bán cho ngân sách nhà nước, còn khi ngân sách nhà nước thu được nhiều ngoại tệ thì sẽ bán lại cho ngân hàng điều hành nhằm mục dích duy trì sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, giúp kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
(Theo Tạp chí Tài chính điện tử, ngày 9 – 3 – 2022)
Em có đồng tình với việc thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ trong thông tin trên không? Vì sao?
Trường hợp 1. Do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu về nguyên liệu đầu vào làm cho sản xuất phân bón trong nước đình trệ phân bón khan hiếm khiến gia tăng cao. Lợi dụng tình hình này và dựa vào chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước, khi được vay tiền với lãi suất thấp, doanh nghiệp M đã sử dụng vốn vay này để đầu tư sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. nhằm thu lợi bất chính.
Em có nhận xét gì về việc làm của doanh nghiệp M trong trường hợp trên?
Trường hợp 2. Trước tình hình giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước đang tầng cao, chuyên gia kinh tế A đề nghị Nhà nước nên mở kho xăng dầu dự trữ đề cân bằng cung, cầu. Chuyên gia kinh tế B lại đề nghị Nhà nước nên thực hiện nghiêm việc tiết kiệm xăng dầu trong toàn bộ nền kinh tế chuyên gia C đề nghị tăng sản lượng khai thác ở các mỏ dầu của nước ta.
Em đồng tình với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao?
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã khiến lượng lợn hơi cung cấp cho thị trường giảm mạnh nên giá được đầy tăng cao. Chị H đã thay đổi thói quen tiêu dùng, chuyển sang các thực phẩm thay thế thịt lợn như thịt bò, gà, cá,... vừa hợp túi tiền, vừa dám bảo dinh dưỡng.
Em có nhận xét gì về việc làm của chị H trong trường hợp trên? Từ đó, cho biết vai trò của quan hệ cung – cầu đối với người tiêu dùng.
Trường hợp 2. Sau khi giá cao su liên tục tăng trở lại do nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng cao, Công ty Cao su Đ đã tăng cường cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tiết kiệm chi phí quản lí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ những giải pháp về kĩ thuật mà năng suất vườn cây của công ty từ chỗ 1,5 tấn/ha năm 2018 đã tăng lên mức hơn 1,9 tấn/ha vào năm 2021.
Khi giá cao sự tăng lên, Công ty Cao su Đ đã làm gi? Từ đó, cho biết vai trò của quan hệ cung - cầu đối với người sản xuất.
Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể kinh tế trong các thông tin sau
Thông tin 1. Những thay đổi trong thói quen mua sắm và hành trình trải nghiệm của khách hàng do ảnh hưởng của công nghệ dã trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng các xu hướng kinh doanh mới, dấp ứng nhu cầu người dùng Sau hơn nửa năm tìm hiểu và nghiên cứu, Công ty N đã chính thức ra mắt "Gian hàng thương hiệu cà phê N” trên Amazon, đánh dấu một bước tiến quan trọng của tập đoàn này trên hành trình xuất khẩu cà phê thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Do đó, phải tạo nên sản phẩm tốt, cùng với sự hỗ trợ của Amazon, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh công bằng với các thương hiệu lớn trên thế giới.
(Theo Báo Đầu tư, ngày 15 – 2 – 2021)
Thông tin 2. Sơn La là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả vào loại lớn nhất miền Bắc và đã thu được những thành công bước đầu trong việc tìm kiếm thị trường để nông sản xuất ngoại cạnh tranh được với các nước khác. Bên cạnh các sản phẩm nông sản đặc trưng của Sơn La đã được người tiêu dùng trong nước biết đến, nhiều nông sản của tỉnh, trong đó có xoài, nhãn đã chinh phục được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Australia, EU,...
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 5 - 1 - 2022)
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò
a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực.
b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực.
d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn chí giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình.
Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?
b. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O (người theo tôn giáo G), một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì sao?