Danh sách câu hỏi

Có 1,804 câu hỏi trên 37 trang
Nhận định nào dưới đây sai? a. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt b. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. c. Bình đẳng giới là đấu tranh cho nữ giới, chống lại đàn ông. d. Bình đẳng giới là quyền bình đẳng giữa các giới tính. e. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. g. Nhà nước bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Lh. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. i. Theo quy định pháp luật, lao động nữ khu vực nông thôn không được hỗ trợ dạy nghề. k. Tiêu chuẩn tuyển dụng giữa nam và nữ có sự khác biệt. l. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. m. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và xã hội, góp phần cải thiện đời sống. n. Bình đẳng giới tạo cơ hội giải phóng nam giới thoát khỏi định kiến xã hội về giới.
Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.  Trường hợp 1. N (19 tuổi) là một thanh niên nghiện ma tuý. Do không có tiền để thoả mãn cơn nghiện, N đã nảy sinh ý định cướp xe máy. N tìm được người quen là A (19 tuổi) để cùng bàn kế hoạch thực hiện. N và A đến chỗ đường vắng, thấy ông B đang chạy xe tới, cả hai đã lao ra chặn lại và dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm ông B trọng thương với tỉ lệ thương tật là 70%. Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Toà đã xử bị cáo N hình phạt tù chung thân, bị cáo A 17 năm tù. Gia đình N cho rằng Toà án xét xử thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại chịu mức độ hình phạt khác nhau. -  Thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao? - Theo em, phần quyết của Toà án có đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao? Trường hợp 2. Chị B làm thư kí cho Giám đốc của Công ty H. Do tính chất công việc phải thường xuyên đi công tác để kí kết các hợp đồng nên chị B ít có thời gian chăm sóc gia đình. Sau khi kết hôn với anh T được 6 tháng, anh yêu cầu chị B phải nghỉ việc với lí do phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình, kiếm tiền là công việc của đàn ông. Dù chị B không đồng ý, nhưng anh T tuyên bố rằng trong gia đình người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chống. Nếu chị B vẫn đi làm thì hai người sẽ li hôn. - Anh T có quyền bắt chị B phải nghỉ việc ở công ty để ở nhà chăm lo cho gia đình không ? - Theo em, quan điểm của anh T về quan hệ vợ chồng trong trường hợp trên có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. A B 1. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật A. không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: B. bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí và bị xử lí theo quy định của pháp luật. 3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí C. có ý thức tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật; tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. 4. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật: D. theo quy định của pháp luật. 5. Trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật: E. giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội. 6. Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội G. là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau.