Danh sách câu hỏi

Có 3,336 câu hỏi trên 67 trang
Áp suất khí quyển là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất. Càng lên cao áp suất càng giảm. Điều này dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay khi vừa cất cánh, sự chênh lệch áp suất làm chúng ta khó thở, ù tai, cảm thấy khó chịu hơn,… bởi chúng ta đang quen sống trong môi trường áp suất không khí 1 atm. Người ta đo được áp suất khí quyển gần mặt đất là 1 atm (1 atm = 1,013.1 o5 N/m2), tức là cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã "đè lên" với một áp lực hơn 10 000 N. Diện tích bề mặt con người khoảng 2 m2. Như vậy, cơ thể người phải chịu một áp lực tương đương với 20 000 N. Nhưng tại sao chúng ta không bị khí quyển "bóp bẹp"? Trong cơ thể con người, các chất rắn, chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có áp suất gây ra một áp lực tương đương với áp lực bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, nên chúng ta không cảm thấy tác dụng gì của áp suất khí quyển. a) Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng? A. Độ lớn áp suất khí quyển luôn bằng nhau ở mọi nơi. B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng. D. Áp suất khí quyển ở cùng một độ cao tại mọi nơi trên Trái Đất đều bằng nhau. b) Nội dung nào sau đây nói về áp suất khí quyển là không đúng? A. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương. B. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển chỉ theo phương thẳng đứng. C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. D. Đơn vị đo áp suất khí quyển là Pa hoặc mmHg. c) Tại sao khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực? d) Tại sao các nhà du hành vũ trụ đi ra ngoài khoảng không vũ trụ phải mặc bộ trang phục chuyên dụng?