Danh sách câu hỏi
Có 2,544 câu hỏi trên 51 trang
Ghép mỗi ví dụ ở cột A với một hình thức học tập tương ứng của động vật ở cột B trong bảng sau:
Cột A – Ví dụ
Cột B – Hình thức học tập của động vật
1. Tinh tinh biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.
a) Quen nhờn
2. Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn, sau nhiều lần lặp lại thì sau đó chỉ cần bật đèn chó đã chạy lại và chảy nước bọt.
b) In vết
3. Ong bắp cày quan sát và ghi nhớ các “cột mốc” quanh tổ của mình trước khi chúng bay đi kiếm ăn.
c) Học xã hội
4. Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy.
d) Học liên hệ
5. Tinh tinh con quan sát cách bẻ hạt cọ dầu của con trưởng thành khác.
e) Học nhận biết không gian
6. Doạ phạt trẻ em khi chúng làm sai nhưng không thực hiện, nhiều lần sẽ không làm chúng sợ nữa.
f) Học nhận biết và giải quyết vấn đề
A. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a.
B. 1-f, 2-d, 3-c, 4-b, 5-e, 6-a.
C. 1-e, 2-d, 3-f, 4-b, 5-c, 6-a.
D. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-f, 6-a.
Ở võng mạc, ánh sáng qua các lớp neuron nào trước khi tới các thụ thể quang học?
A. Tế bào hạch, tế bào amacrine, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang.
B. Tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, tế bào que, tế bào nón.
C. Tế bào hạch, tế bào amacrine, tế bào que, tế bào nón.
D. Tế bào amacrine, tế bào lưỡng cực, tế bào que, tế bào nón.
Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.
Loại thụ thể
Vai trò
1. Thụ thể cơ học
a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.
2. Thụ thể hoá học
b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.
3. Thụ thể điện từ
c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.
4. Thụ thể nhiệt
d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.
5. Thụ thể đau
e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.
A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.
B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.
C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.
D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.
Trong dẫn truyền xung thần kinh qua synapse hóa học, khi chất trung gian hoá học liên kết với thụ thể trên màng sau synapse, xung thần kinh được truyền từ màng trước ra màng sau như hình minh hoạ. Nếu một hợp chất khác có thể liên kết với thụ thể của chất trung gian hoá học sẽ dẫn đến kết quả gì?
A. Chất dẫn truyền thần kinh không liên kết được với thụ thể, không gây mở kênh Na+, không xuất hiện điện thể hoạt động ở màng sau synapse, không dẫn truyền xung thần kinh.
B. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thể hoạt động và xung thần kinh dẫn truyền bình thường.
C. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thế hoạt động nhưng xung thần kinh dẫn truyền chậm hơn bình thường.
D. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thế hoạt động nhưng xung thần kinh dẫn truyền yếu hơn bình thường.
Một số các hợp chất hữu cơ chứa phosphorus như các chất độc thần kinh, thuốc trừ sâu gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase ở màng sau synapse. Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật bị nhiễm những chất độc này?
A. Tăng giải phóng acetylcholine qua khe synapse, kích thích lên cơ, cơ co dãn liên tục, lâu dài gây liệt cơ và tử vong.
B. Acetylcholine không bị phân huỷ, kích thích lên cơ, cơ co dãn liên tục, lâu dài gây liệt cơ và tử vong.
C. Không có acetate và choline ở chuỳ synapse, không xuất hiện điện thế hoạt động, xung thần kinh không được truyền đi, động vật ở trạng thái nghỉ ngơi.
D. Acetylcholine không liên kết với thụ thể ở màng sau synapse, không xuất hiện điện thể hoạt động, xung thần kinh không được truyền đi, động vật ở trạng thái nghỉ ngơi.
Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?
1. Thuỷ tức.
2. Giun đốt.
3. San hô.
4. Mực.
5. Cá.
6. Sứa.
7. Chim.
8. Rắn
9. Nhện
10. Giun tròn
A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.
D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
Cho các đặc điểm sau:
1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể.
2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,...
3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chính xác hơn.
4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang.
6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.
7. Tiêu tốn nhiều năng lượng.
8. Tiết kiệm năng lượng hơn.
Hãy sắp xếp các đặc điểm trên vào đúng kiểu hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Phương án đúng là:
A. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 6 và 7; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 5 và 8.
B. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 8 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 7.
C. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 8.
D. Hệ thần kinh dạng lưới : 4, 5, 6 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 1, 2, 3 và 8.
Trong phản ứng rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào gai nhọn như hình bên, bộ phận tiếp nhận thông tin là ...(1)... chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin là ...(2)..., thông tin từ bộ phận xử lí truyền đến ...(3)... làm tay rụt lại.
Các từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) trong câu trên lần lượt là:
A. (1) - Thụ thể đau ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Cơ xương.
B. (1) - Cơ xương ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.
C. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.
D. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Cơ xương.
Nối mỗi hiện tượng cảm ứng ở cột A với một vai trò tương ứng ở cột B.
Cột A – Hiện tượng cảm ứng
Cột B - Vai trò
1. Khí khổng đóng khi cường độ ánh sáng cao
a) giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
2. Ngọn cây hướng về phía ánh sáng
b) tránh bị tổn thương.
3. Đồng tử mắt co lại khi bị ánh sáng chiếu vào
c) tránh mất nước.
4. Cơ thể người toát mồ hôi khi trời nóng
d) lấy được ánh sáng.
Phương án ghép đúng giữa cột A và cột B là:
A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.
B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c.
C. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.
D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a.
Ở một số loài cá, con đực có tập tính chăm sóc con non. Để thu hút cá cái, con đực thường có lãnh thổ, chúng bảo vệ lãnh thổ, đồng thời bảo vệ những quả trứng được thụ tinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng cá đực thái dương mang xanh (Lepomis macro - chirus) có thể điều chỉnh mức độ chăm sóc con non tuỳ thuộc vào mức độ chắc chắn của mối quan hệ cha con. Tiến hành thí nghiệm trao đổi khoảng 1/3 số trứng trong tổ, theo dõi sự chăm sóc, bảo vệ trứng của những con cá đực trước và sau khi trứng nở thành con non. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong biểu đồ bên.
a) Việc chăm sóc trứng và con non của cá đực bố khác nhau như thế nào ở lô thí nghiệm và lô đối chứng?
b) Vì sao cá đực bố lại chăm sóc con non khác với trứng?
c) Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học tiến hành đặt những con cá đực vào các thùng trong suốt, cách li với các quả trứng (đã được thụ tinh bởi chúng) trong quá trình sinh sản, đồng thời xuất hiện con cá đực thái dương khác trong hộp trong suốt. Hãy dự đoán việc chăm sóc trứng và con non khác nhau như thế nào trong thí nghiệm trên? Giả sử trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học tạm thời làm mù mắt của cá bố thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không?