Câu hỏi:
11/07/2024 695Ở một số loài cá, con đực có tập tính chăm sóc con non. Để thu hút cá cái, con đực thường có lãnh thổ, chúng bảo vệ lãnh thổ, đồng thời bảo vệ những quả trứng được thụ tinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng cá đực thái dương mang xanh (Lepomis macro - chirus) có thể điều chỉnh mức độ chăm sóc con non tuỳ thuộc vào mức độ chắc chắn của mối quan hệ cha con. Tiến hành thí nghiệm trao đổi khoảng 1/3 số trứng trong tổ, theo dõi sự chăm sóc, bảo vệ trứng của những con cá đực trước và sau khi trứng nở thành con non. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong biểu đồ bên.
a) Việc chăm sóc trứng và con non của cá đực bố khác nhau như thế nào ở lô thí nghiệm và lô đối chứng?
b) Vì sao cá đực bố lại chăm sóc con non khác với trứng?
c) Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học tiến hành đặt những con cá đực vào các thùng trong suốt, cách li với các quả trứng (đã được thụ tinh bởi chúng) trong quá trình sinh sản, đồng thời xuất hiện con cá đực thái dương khác trong hộp trong suốt. Hãy dự đoán việc chăm sóc trứng và con non khác nhau như thế nào trong thí nghiệm trên? Giả sử trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học tạm thời làm mù mắt của cá bố thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích đề:
- Quan sát biểu đồ, rút ra câu trả lời cho câu a, b, kết hợp với thông tin đề bài cho để giải thích cho thông tin đọc được trên đồ thị.
- Đặc điểm của loài cá này và yếu tố “tạm thời làm mù mắt" cá bố sẽ cho kết quả chăm sóc con non của cả bố khác với trường hợp trên.
Lời giải:
a)
- Trong giai đoạn trứng, mức độ chăm sóc của cá bố giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng ít có sự khác biệt.
- Sau khi trứng nở, sự chăm sóc ở lô thí nghiệm giảm đáng kể so với lô đối chứng. b) Cá đực bố chăm sóc con non khác với trứng vì:
- Ở giai đoạn trứng, cá không phát hiện được trứng bị hoán đổi, cá nhầm tưởng và chăm sóc các quả trứng như là của mình.
- Sau khi trứng nở thành con non, các tín hiệu giúp cá bố nhận ra không phải con của mình. Các tín hiệu đặc biệt là mùi được tạo ra bởi nước tiểu của cá con và cả hình dáng là các yếu tố làm cá bố giảm mức độ chăm sóc con non.
c)
- Dự đoán việc chăm sóc trứng và con non trong thí nghiệm trên:
+ Cá bố sẽ giảm chăm sóc con non vì chúng “nghi ngờ” những quả trứng không phải của mình, do có cả đực khác được thả cùng vào thùng trong suốt.
+ Sau khi trứng nở thành con non, các tín hiệu giúp chúng nhận ra con non của mình nên sẽ tăng mức độ chăm sóc con non.
- Giả sử cá đực bố bị làm mù mắt, lúc này chúng không thấy cá đực khác, do đó chúng sẽ không “nghi ngờ” các quả trứng là của cá đực khác nên sẽ không giảm mức độ bảo vệ trứng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?
1. Thuỷ tức.
2. Giun đốt.
3. San hô.
4. Mực.
5. Cá.
6. Sứa.
7. Chim.
8. Rắn
9. Nhện
10. Giun tròn
A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.
D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.
Câu 2:
Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản (1) hoặc các tập tính không liên quan đến sinh sản (2). Cho các hiện tượng sau:
Bướm tằm cái tiết pheromone vào không khí; Cá trê bị thương tiết ra chất từ da; Trong đàn ong mật, ong chúa tiết ra pheromone; Chuột cái đang rụng trứng tiết ra pheromone gây hứng thú cho các con chuột đực; Mèo chà chất tiết lên trên bề mặt đồ vật hay tường nhà.
Hãy lập bảng, sắp xếp các hiện tượng trên vào nhóm tương ứng (1) hoặc (2) và cho biết ý nghĩa của những hành vi này.
Câu 3:
Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.
B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.
C. Đảm bảo cho động vật phát triển.
D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.
Câu 4:
Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.
2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.
3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.
4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.
Loại thụ thể |
Vai trò |
1. Thụ thể cơ học |
a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể. |
2. Thụ thể hoá học |
b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học. |
3. Thụ thể điện từ |
c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra. |
4. Thụ thể nhiệt |
d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường. |
5. Thụ thể đau |
e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu. |
A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.
B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.
C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.
D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.
Câu 6:
Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên, các vị trí từ 1 – 8 mô tả cấu trúc nào của synapse?
A. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chuỳ synapse.
B. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – khe synapse ; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – kênh Ca2+; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.
C. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.
D. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – chùy synapse; 8 – màng trước synapse.
Câu 7:
Cho các đặc điểm của synapse hoá học như sau:
1. Là synapse phổ biến ở động vật.
2. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa chất trung gian hoá học, mỗi túi chứa một loại chất trung gian hoá học khác nhau.
3. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.
4. Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau ở chuỳ synapse, nhưng chỉ có một loại thụ thể liên kết ở màng sau synapse.
Các đặc điểm đúng là:
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 3.
D. 3, 4.
về câu hỏi!