Danh sách câu hỏi
Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Đọc bài ca dao hoặc bài thơ về quê hương, đất nước theo một trong các chủ đề dưới đây:
– Ca ngợi những người có công xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
– Biết ơn những người có công bảo vệ Tổ quốc.
– Bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
–
Ví dụ:
Nghìn năm còn mãi sử xanh
Vua Lý Thái Tổ dời thành lập đô
Về Thăng Long dựng cơ đồ
Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng.
(Ca dao)
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ bằng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh, Quê hương)
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em.
Viết đoạn văn theo đề bài đã chọn.
G:
Đề 1
– Khung cảnh diễn ra sự việc (mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, hoả hoạn,...)
– Một số việc làm của các chú bộ đội (sơ tán người dân ra khỏi vùng thiên tai, bảo vệ tài sản của người dân...)
–
Đề 2
– Không khí vui tươi, rộn ràng của Ngày hội thể thao
– Một số hoạt động thể thao diễn ra trong hội thi (bóng đá, cầu lông, đá cầu, cờ vua,...) lôi cuốn người xem
–
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông được cấp học bổng sang Pháp học đại học. Ông đã theo học các ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Quang Lễ đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
Dựa vào đoạn mở đầu của bài đọc, em hãy giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa: