Danh sách câu hỏi

Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Hạ thuỷ con tàu Bên bờ sông thoai thoải, một con tàu hai tầng trang bị 50 khẩu đại bác sừng sững trên giá. Mặt Trời đã mọc sau những quả đồi xanh là mẹ ngả màu vàng non, những ngọn tháp cổ kính của thành phố. Bầu trời màu lam tuổi, không gợn một bóng mây. Pi-ốt đệ Nhất từ phía chiếc tàu bước nhanh tới phía bục quan khách. Nhà vua mặc quần chẽn bằng nhung ngắn tôi đầu gối, áo sơ mi vải thô, ống tay xắn lên, mũ hất ra đằng sau. Ngài dùng lại trước viên đô đốc Gô-lô-vin to béo, đầu đội bộ tóc giả to xù: – Thưa ngài đô đốc, tàu đã sẵn sàng hạ thuỷ. Ngài cho phép rút đòn kể. Mấy quan khách nước ngoài kinh ngạc nhìn Nga hoàng: Không khác gì một người thợ mộc bình thường, nhà vua hấp tấp rời đi, chân giẫm lên đống vỏ bão.        – Chuẩn bị! – Nhà vua thét to ra lệnh cho đám thợ nhốn nháo hai bên sườn tàu – Đứng sát vào đồn kế... Chú ý! Tất cả cũng đập nào, đập! Người ta nghe thấy tiếng búa nện trên các rằm chống phía trước thân tàu đồ sộ. Tiếng kèn vang lên hồi lâu. Dưới lớp áo sơ mi, xương bả vai của Nga hoàng nhô lên thụt xuống mỗi lần nhà vua nện búa. Các cột buồm lắc lư, thân tàu nhẹ nhàng hạ xuống các để trượt, ngập ngừng một lát rồi trôi tuột trên các đồn kế đặt nghiêng trái đây mỡ. Mọi người kêu lên: "Xuống rồi, xuống rồi... Tàu trượt mỗi lúc một nhanh hơn về phía sông. Mỡ bốc khỏi dưới các đế trượt. Mũi tàu chạm nước. Con tàu nhào xuống sông, rẽ nước, tung lên hai lần sống. Cờ được kéo lên dọc các cột buồm, bay phấp phới. Súng đại bác nổ ầm ầm.  THEO A-LẾCH -XÂY TÔN- XTÔI Bài đọc kể chuyện gì? Tìm ý đúng: a) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất đến dự lễ hạ thuỷ con tàu. b) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất điều khiển con tàu. d) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất tham gia đóng con tàu. d) Chuyện vua Plốt đệ Nhất tham gia hạ thuỷ con tàu.
Nội dung của bài Vượt qua thách thức: Bài đọc kể về một thảm hoạ thiên tai diễn ra tại Nhật Bản và những cách ứng xử đẹp của người Nhật Bản trong việc không để xảy ra những tình trạng xấu và luôn xếp hàng một cách trật tự nhận hỗ trợ Vượt qua thách thức Ngày 11-3-2011, một trận động đất mạnh 9 độ rich-te tấn công vùng Tô-hô-ki Nhật Bản, gây ra một trận sống thần cao hơn 9 mét, ngập đến 5 tầng nhà. Đây là trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản và lớn thứ tư thế giới kể từ năm 1900. Động đất và sống thần khiến hơn 15 000 người tử vong và hơn 2 500 người mất tích; hơn 400.000 người phải đi sơ tán. Nhà máy điện hạt nhân Fu-ku-si-ma Đại-l-chi bị huỷ hoại nặng nề. Thảm hoạ ở Tô-hồ-ku gây chấn động thế giới, nhưng thế giới cũng vô cùng ấn tượng trước cách ứng xử của người Nhật. Hoàn toàn không xảy ra cướp bốc ở vùng thiên tại. Các nạn nhân rất bình tĩnh, hợp tác và có ý thức kỉ luật cao. 100% Họ luôn xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, phân chia công bằng và sẵn sàng nhường cho người khó khăn hơn. Tại nhà máy điện hạt nhân, nhiều lãnh đạo và nhân viên ở lại nhà máy làm việc không kể ngày đêm để ngăn chặn sự cố, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Mười năm sau, Tô-hô-kư đã hồi sinh và được chọn là một trong những địa điểm tổ chức Đại hội Ô-lim-pích. MA-CHI-DA TA-KE-SI Những thông tin nào cho thấy trận động đất – sống thần xảy ra ở Tô-hô-ki năm 2011 là thiên tại đặc biệt nghiêm trọng?
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thị vừa mở của đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở của, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bị cho cô chủ tiệm, ấp úng: “Cô ơi! Tiền này không phải của con". Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế nào... (2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn có, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm. a) Hãy so sánh đoạn văn (l) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc? b) Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác so với cách kết thúc trong bài đọc? c) Vì sao có thể nói việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
* Nội dung bài Tuần lễ vàng: Nội dung bài đọc nói về những khó khăn của nước ta sau khi Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập, và lời kêu gọi của chính phủ thực hiện sự kiện tuần lễ Vàng kêu gọi và nhận được sự ủng hộ đồng lòng của nhân dân trên cả nước đóng góp vào ngân khố của nhà Nước Tuần lễ Vàng Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta vùng dậy, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Giữa lúc đồng bào cả nước hân hoan mừng nước nhà độc lập thì một khô khăn lớn xuất hiện. Tiền mặt ở ngân khố cạn kiệt, lại thêm món nợ khổng lồ của chính quyền cũ để lại. Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi người dân góp tiền góp của xây dựng Quỹ Độc lập. Một “Tuần lễ Vàng" được tổ chức từ ngày 17-9 đến ngày 24-9-1945 để thu nhận sự đóng góp của nhân dân. - Tuần lễ Vàng lan rộng ra cả nước. Người dân, không phân biệt giàu nghèo, đều tự nguyện góp vào Quỹ Độc lập những tài sản quý giá nhất. Rất nhiều người có uy tín đã đi đầu trong phong trào này. Thủ lĩnh người Mông ở Hà Giang Vương Chi Sinh ủng hộ 9 cân vàng và 2,2 triệu đồng bạc trắng. Bà Thêm – hậu duệ của vua Chăm – ủng hộ nhiều vật quý bằng vàng. Gia đình các ông bố Trịnh Văn Bồ, Đô Đình Thiện tiếp tục ủng hộ Cách mạng hàng trăm lạng vàng và hàng trăm nghìn đồng. Chỉ sau một tuần lễ, nhân dân cả nước đã góp được 370 ki-lô-gam vàng và 20 triệu đồng (tương đương 50 000 lạng vàng). Theo TẠ QUANG ĐẠO Ngày 2-9-1945 diễn ra sự kiện gì?
* Nội dung bài Cậu bé và con heo đất: Bài đọc kể về cuộc đời và cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước với các luật lệ chính sách ông đưa ra. Vua Lý Thái Tông   Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Là người rất chăm lo mở mang kinh tế, Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cây xuống ruộng. Có người can rằng: "Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?". Vua đáp: "Trẫm không tự cấy thì lấy gì làm xôi cúng tổ tiên, lấy gì cho thiên hạ noi theo?". Thấy dân chúng sinh dùng hàng nước ngoài, Lý Thái Tông nghĩ ra cách xử lí rất khéo léo. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi. Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiền của nước nhà. Với việc ban hành bộ Hinh thư, nhà vua đã bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại. Vào năm 1044, cả nước được mùa lớn, vua Thái Tông bảo: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ". Vua liền ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước. Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lấy lừng. Theo NGUYỄN KHẮC THUẬN Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?