Danh sách câu hỏi
Có 5,287 câu hỏi trên 106 trang
Nội dung bài Nghìn năm văn hiến: Bài đọc là câu chuyện lịch sử nghìn năm của Văn miếu qua các triều đại cho đến tận ngày nay
Nghìn năm văn hiến
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đô được xây dựng khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.
Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngồi 10 thế kỉ, tinh từ khoa thi năm 1975 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đồ gần 3.000 tiến sĩ, cụ thể như sau:
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muốn già cổ kinh, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thì năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chúng tích về một nền văn hiến lâu đời.
Theo NGUYỄN HOÀNG
Bài đọc nói về di tích lịch sử nào, ở đâu?
Đọc và làm bài tập
Vì sao có cầu vồng?
Sau cơn mưa, trên bầu trời vẫn còn lơ lũng các hạt nước nhỏ. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu qua những giọt nước nhỏ ấy, tia sáng bị phân thành các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; tạo nên vòng ánh sáng bảy màu. Đó là cầu vồng.
Trái Đất có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra.
Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. Dải bên ngoài được gọi là cầu vồng ngoài. Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong. Thứ tự sắp xếp màu của nó cũng ngược lại với cầu vồng trong: tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ.
Cầu vồng có thể được nhìn thấy bất cứ khi nào có giọt nước trong không khí và ánh sáng chiếu đến từ phía sau chúng ở một góc thích hợp. Vì vậy, vào lúc sáng sớm hoặc chạng vạng tối, những ngày trời trong xanh, bạn chỉ cần đứng quay lưng lại Mặt Trời, phun nước lên không trung là ngay lập tức hiện ra một chiếc cầu vồng nhân tạo.
Theo sách 10 vạn câu hỏi Vì sao?
Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tìm ý đúng:
a) Cầu vồng được con người tạo ra trong con mưa.
b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra.
c) Cầu vồng được nắng phối hợp với bảy màu sắc tạo ra.
d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.
Nội dung bài Chiếc khí cầu: Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của những nhà thám hiểm yêu bầu trời và sự tự do cùng với những sự việc thú vị diễn ra tại một khu dân cư xa
Chiếc khí cầu
Sau hai ngày đêm di chuyển trên không, các nhà du hành quyết định hạ chiếc khi cầu Vich-to-ri-a xuống gần một khu dân cư. Dân chúng tò mò và mạnh bạo tiến về phía họ. Bác sĩ Phe-gu-xon buột miệng nói vài từ địa phương.
Thấy vậy, một người ăn mặc như thầy phù thuỷ liền bắt chuyện, Bác sĩ cuối cùng cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhằm chiếc khi cầu là Thần Mặt Trăng. Thầy phù thuỷ nói rằng đức vua của họ đang ốm nặng và mời những đứa con của Mặt Trăng đến chữa bệnh cho ngài.
Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép màu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.
Sáu giờ chiều, một đám đông hộ tống bác sĩ quay về chiếc khí cầu. Bất chợt, họ kêu ầm lên rồi vây lấy ông, xô đẩy, đe doạ ông, Chẳng ai hiểu có việc gì đã xảy ra : Chẳng lẽ đức vua đã chết? Bác sĩ nhanh chóng leo lên chiếc thang dây
– Có việc gì vậy? – Mọi người lo lắng hỏi.
Bác sĩ Phơ-gu-xơn lặng lẽ chỉ tay về phía chân trời. Một vầng trăng đang từ từ nhô lên. Hoá ra đám đông không tin được là có thể có hai Thần Mặt Trắng. Họ nghi ngờ ba nhà du hành là những kẻ gian dối.
Lão phù thuỷ đã leo tốt lên cây, giữ chặt lấy cái neo khí cầu. Khi cái mỏ neo thoát ra được, chiếc khi cầu bay vọt lên, kéo theo lão cùng bay vào bầu trời. Lão phù thuỷ mắt mở trùng trùng, vừa sợ hãi vừa ngạc nhiễn. Nửa giờ sau, bác sĩ chỉnh cho chiếc khi cấu hạ xuống dần. Lão phù thuỷ nhảy vội xuống đất, trong khi chiếc khi cầu đã nhẹ bớt, bay vọt lên cao.
Theo GIUYN VÉC-NƠ (Trọng Thảo phỏng dịch)
Những chi tiết nào ở đoạn 1 cho thấy chiếc khí cầu là một vật rất lạ lùng đối với mọi người vào thời điểm diễn ra câu chuyện?
* Nội dung bài Vinh danh nước Việt: Bài đọc là câu chuyện và sự vinh danh đối với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu một người con đất Việt với hàng trăm đề tài, công trình nghiên cứu thiên văn học đã góp phần vào nền nghiên cứu thiên văn học cảu nước nhà
Vinh danh nước Việt
Ngày 24-10-1995, một sự kiện “xưa nay hiếm” đã diễn ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến đây quan sát một hiện tượng hàng chục năm mới có: nhật thực toàn phần. Trong đoàn nghiên cứu của Pháp có nhà thiên văn học nổi tiếng Nguyễn Quang Riệu, giáo sư Đại học Xoóc-bon, giám đốc nghiên cứu của Đài Thiên văn Pa-ri.
Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn. Ông được giải thích rằng đài thiên văn có những thiết bị để nhìn lên trời. Mặc dù lúc ấy chưa biết con người nhìn lên trời để làm gì, nhưng hình ảnh Đài Thiên văn Phú Liên chắc hẳn là một trong những cơ duyên đã dẫn ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.
Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, ông xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, Nguyễn Quang Riệu được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp.
Với những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.
THEO NGUYỄN XUÂN
Theo bài viết, cơ duyên nào đã dẫn ông Nguyễn Quang Riệu đến với công việc khám phá bầu trời?