Danh sách câu hỏi
Có 4,027 câu hỏi trên 81 trang
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:
(1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?
(2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (lUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tỉnh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1.000 lần, thậm chí gấp 10.000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang đã; xả khí thải, xả rác vô độ:;...
(3) Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cân phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?
(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)
Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào?
Đọc đoạn trích sau (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 110, 111) và trả lời các câu hỏi:
27-1-1973: KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI (PARIS) CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM
Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.
Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. […]
Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.
Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.
Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên.
Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).
Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.
Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.
Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.
(Theo https:/www.maxreading.com)
Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?
Xác định hiện tượng đời sống trong cuốn sách (hoặc văn bản đã đọc):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những thành phố biển nghiêng nghiêng tháp Chàm
Từ Bắc vào Nam bạn sẽ đi qua một con đường khá đẹp, dài gần 20 cây số ven biển Nha Trang. Tôi đang muốn nhắc tới đường Phạm Văn Đồng.
Con đường này được xây dựng để tăng cường lưu thông và giảm những vất vả trong việc di chuyển đường bộ từ Bắc vào Nam, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những ưu điểm của đường Phạm Văn Đồng thì không cần phải bàn đến, tôi cũng đang đi trên con đường đẹp đó. Nhưng...
Trên con đường này có hai tụ điểm rác nổi bật: cảng cá Vĩnh Lương và một khu vực nữa ngay gần trung tâm thành phố. Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi. Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tâm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đây vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ. Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thuỷ triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực.
Trong hành trình của mình, tôi không sao quên được những người ngư dân
chất phác. Dẫu biết hành động xả rác của họ là sai trái mà trong lòng vẫn thấy thương họ đến kì lạ. Tôi nghe người người than về cái chu kỳ thuỷ triều rác thải, nhìn ra bên ngoài vẫn thấy vài cụ già rảnh rỗi nhặt nhạnh rác. Chợt nhớ về quãng
đường qua khúc ruột miền Trung thổi rát gió Lào, nơi cũng có những người già lượm ve chai, nhặt rác làm sạch bãi biển rất đáng mến...
Vì sự tiện lợi, túi ni lông phổ biến ở mọi cảng, tất nhiên cảng này chẳng nằm
ngoài xu thế nhanh - tiện - gọn ấy. Các tàu đánh bắt cá thả túi ni lông như thả tờ rơi. Ấy nhưng tuyệt nhiên ở các cảng cá tôi qua, chẳng hề thấy một biển cấm. Xả rác ở cảng cũng được coi là chuyện bình thường thì bảo sao ngay trung tâm Nha Trang có cảnh du khách quốc tế phải đi nhặt rác vì... tức mắt quá.
(Lekima Hùng, trích Du ký xanh - Hành trình cứu biển,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 2019, tr. 86 - 87)
Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản trên là gì?