Danh sách câu hỏi

Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.Đêm đêm tưởng dải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.Đá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:Đá mòn nhưng dạ chẳng mònmà nói với sông:   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦM  Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.  Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.  Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.  Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả.Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.  Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…  Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…  Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.(Theo Băng Sơn).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNhững ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.  Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó đi theo bố xa lắm.  Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)Câu hỏi.a) Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?b) Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào.