Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.(Thép Mới)Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.
Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.(Hồ Chí Minh)b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!(Vũ Tú Nam)c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.(Nguyễn Trí Huân)d) Chim sâu hỏi chiếc lá:- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu(Trần Hoài Dương)
Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?a) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Bà Huyện Thanh Quan)b) Đồn rằng quan tướng có danh,Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,Ban cho cái áo với hai đồng tiền.Đánh giặc thì chạy trước tiên,Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)Giặc sợ giặc chạy về nhà,Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!(Ca dao)
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng xách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.
Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không:- Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?)- Vì sao con người cần phải có bạn bè?- Theo em, như thế nào là sống đẹp?- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết.