Danh sách câu hỏi
Có 310,235 câu hỏi trên 6,205 trang
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Định Hải
• Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.
• Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.
• Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?
Thành phố Vì hoà bình
Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ đô Hà Nội tự hào được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”.
Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hoà bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hoà bình, năng động. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội luôn giữ được những nét truyền thống của Việt Nam, vươn lên với sức bật mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, ngày 31 tháng 10 năm 2019, Hà Nội chính thức được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo" vì sự phát triển dựa trên những sáng tạo về lĩnh vực thiết kế.
Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo.
Nguyễn Hoàng Dương tổng hợp
Mỗi mốc thời gian sau gắn với thành tựu gì của Thủ đô Hà Nội? Mỗi thành tựu đó nói lên điều gì?
Ngày 16 tháng 7 năm 1999
Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Sự tích cây chuối
Ngày xửa ngày xưa, cứ ba năm một lần, Thần Cây lại mở cuộc thi cây. Các con của Thần sẽ mang về những giống cây mới để Thần chấm giải.
Lần thi ấy, người con út của Thần Cây là Tiêu Ly vừa lấy vợ và sinh được đứa con trai đầu lòng rất xinh đẹp. Tiêu Ly yêu quý con, suốt ngày cứ ngắm mãi không chán. Một hôm, đang ngồi ngắm con, Tiêu Ly bỗng nảy ra ý định sẽ tạo nên một giống cây vừa đẹp, bụ bẫm như con vừa có quả thơm ngon nuôi con chóng lớn.
Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của cây sẽ tròn trĩnh. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xoè ra bốn phía. Quả của cây lúc chín sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau.
Tiếng trống báo hiệu mùa thi cây đã đến. Những người anh của Tiêu Ly từ các nơi đã lục tục mang cây về dự giải. Cây cối đủ hình dáng, đủ sắc màu, đủ hương vị lại có cây to, cây nhỏ, quả ngọt. quả chua,.....
Đến sáng ngày thi, Thần Cây râu tóc bạc trắng, tươi cười từ trên núi cao đi xuống. Thần rất vui mừng vì kì thi này cả ba mươi sáu người con của Thần đều mang những giống cây mới về dự.
Thần dừng lại trước từng giống cây một, nghe từng người nói về cái hay, cái quý của giống cây mình mới tạo nên.
Nhưng phải đến lúc đứng trước giống cây vừa đẹp, vừa mang đầy tinh thương con trẻ của Tiêu Ly, Thần Cây mới cười và tuyên bố cây của chàng được giải Nhất.
Cây ấy là cây chuối ngày nay.
Theo Phạm Hồ
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Thần Cây mở cuộc thi cây để làm gi?
- Để Thần chấm giải cho những giống cây mới.
- Để Thần họp mặt với những giống cây mới.
- Để các con họp mặt với những giống cây mới.
- Để Thần được họp mặt cùng với các con.
b. Ý tưởng về giống cây mới của Tiêu Ly nảy ra từ đâu?
- Từ kết quả của hội thi trước.
- Từ những gợi ý của Thần Cây.
- Từ những quy định của hội thi.
- Từ vẻ đẹp và tình yêu dành cho con.
c. Quả của giống cây do Tiêu Ly tạo ra có những đặc điểm gì?
- Đẹp, bụ bẫm, thơm ngon.
- Đẹp, tròn trĩnh, thơm ngon.
- To, giống những cái lông chim.
- Thơm ngọt như mùi sữa và mật.
d. Vì sao Thần Cây quyết định trao giải Nhất cho giống cây của Tiêu Ly?
- Vì cây cho quả thơm ngọt như mùi sữa và mật.
- Vì Tiêu Ly giới thiệu được về cái hay, cái quý của cây.
- Vì nó vừa đẹp vừa mang đầy tình thương con trẻ.
- Vì cây đẹp, bụ bẫm, thơm ngon hơn các giống cây khác.
e. Trọng câu “Các con của Thần sẽ mang về những giống cây mới để Thần chấm giải.” những từ nào là kết từ?
- sẽ,về
- các, sẽ
- của, để
- những, về
g. Đại từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong đoạn: “Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của cây sẽ tròn trĩnh."
- Nó
- Tôi
- Chúng
- Chúng nó
Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:
h. Em thích điều gì ở giống cây mà Tiêu Ly tạo ra? Vì sao?
i. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
I. Đặt một câu ghép để giới thiệu về vẻ đẹp của cây chuối.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
(1) Đêm nay, sư đoàn vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên. (2) Trắng đang lên, mặt sông lắp loá ánh vàng. (3) Núi Trùm Cát dựng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghiêm, trầm mặc. (4) Dưới ánh trắng, dòng sông sáng rực lên và những con sóng nhỏ lăn tăn, gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (5) Sau một ngày ồn ào náo động, đêm đang lắng dần, không gian như loãng ra, thắm đượm hơi sương, thoảng chút ngọt ngào của hương cây, hương có.
Theo Khuất Quang Thụy
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
b. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:
Câu ghép
Câu đơn
c. Chỉ ra cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được.
Việt Nam
(Trích)
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sẽ xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha,
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào,
Dáng đi cũng lắp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Đất nước Việt Nam hiện lên đẹp như thế nào qua khổ thơ đầu?
Một bản hùng ca
Bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên được vẽ bằng chất liệu sơn dầu theo một vòng tròn với đường kính 42 mét, chiều dài 132 mét, chiều cao 20,5 mét.
Thiết kế mái nhà vòm của bức tranh là hai bầu trời. Vòng trong là bầu trời trong xanh thể hiện khát vọng hoà bình. Vòng ngoài là bầu trời bom đạn rực lửa, tái hiện liên hoàn bốn trường đoạn lịch sử của chiến dịch:
Trường đoạn "Toàn dân ra trận” với hình ảnh từng đoàn dân, quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến.
Trường đoạn "Khúc dạo đầu hùng tráng" với điểm nhắn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trường đoạn "Cuộc đối đầu lịch sử” cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa với hình ảnh hầm hào, dây thép gai và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi A1.
Trường đoạn Chiến thắng Điện Biên" tái hiện hình ảnh bộ đội cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri, khẳng định chủ quyền và chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta.
Bức tranh chính là bản hùng ca về chiến tranh, tái hiện sống động và đầy đủ chiến dịch 56 ngày đêm chiến đấu của quân và dân ta, làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Hoàng Nguyên tổng hợp
Trường đoạn: một phần của tác phẩm nghệ thuật có kết cấu tương đối hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện một vấn đề của nội dung tác phẩm.
Nêu những thông tin chung về bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chất liệu
- Bố cục
- Kích thước
- ?