Câu hỏi:
12/07/2024 907Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Có thể nói là trong toàn bộ bài Tự tình (bài 2) tác giả đã thể hiện sự đối lập “oái ăm” giữa cảnh và tình. Nhưng trong đó tiêu biểu hơn cả là các hình ảnh ở hai câu để, hai câu thực và hai câu kết:
- Hai câu đề là sự đối lập giữa cảnh và tình: Đêm khuya đáng ra phải là lúc yên giấc
thì chủ thể trữ tình lại thao thức không thể ngủ nổi bởi những nỗi niềm riêng tư. Oái ăm là giữa lúc ấy tiếng trống canh liên hồi càng làm cho sự trăn trở thành sự bực bội, càng làm “trơ” ra, thừa ra cái “vô duyên” của người con gái đang mong chờ hạnh phúc.
- Hai câu thực: Nỗi buồn ập đến, người phụ nữ mượn chút rượu để quên sầu nhưng ngặt một nỗi là “càng uống thì càng tỉnh”, bóng trăng xế như cũng đang trêu chọc con người.
- Hai câu kết: thể hiện nỗi chán chường của chủ thể trữ tình trước tình cảnh của mình. Đang tuổi xuân thì khát khao hạnh phúc nhưng đáp lại sự chờ đợi ấy là việc tình cảm mà người phụ nữ có được chỉ là một chút “tí con con”, cho thấy hoàn cảnh bạc bẽo mà người phụ nữ phải gánh chịu. Mùa xuân thì cứ xoay vần, còn tuổi xuân của con người sẽ dần vơi đi, sẽ đến lúc không quay trở lại nữa.
Cả bài thơ là một sự đối lập giữa cảnh và tình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tự tình (bài 3)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.
(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
Câu 2:
Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?
Câu 3:
d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Câu 4:
Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Câu 5:
c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 6:
b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?
về câu hỏi!