Câu hỏi:
13/07/2024 1,402d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
d) Nghệ thuật so sánh trong bài thơ Tự tình (bài 3)
- Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã so sánh chiếc thuyền với thân phận mỏng manh, thụ động, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội nam quyền.
- Chiếc thuyền là vật “vô tri vô giác”, tuỳ thuộc vào người sử dụng nó, dù người đó đưa thuyền lên thác, xuống ghềnh, lênh đênh nơi sóng nước, hay ghé đậu bến bờ nào, hay tham chiếc thuyền mới đẹp, tốt hơn mà bán đi chiếc thuyền đã gắn bó với mình thì thân phận người phụ nữ cũng giống như vậy, hoàn toàn nằm trong tay người khác. Người phụ nữ không hề có quyền gì đối với số phận mình, đối với cuộc đời mình. Cuộc đời họ như chiếc thuyền “nổi nênh” trên “lênh đênh” sông nước. Dù họ có sống tình nghĩa, thuỷ chung thì điều đó gần như cũng vô nghĩa vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quyết định của kẻ khác. Họ giống như một đồ vật; vì người khác có thể dùng để mua đi bán lại.
Việc so sánh thân phận người phụ nữ với chiếc thuyền, một vật dụng hết sức cần thiết và gần gũi với các cư dân sông nước ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điều quan trọng nữa là việc ý thức được thân phận thực sự của mình để đấu tranh cho sự công bằng, để nói lên tiếng nói thương mình là một sự tiến bộ rất lớn về tư tưởng trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền trong xã hội phong kiến của nhà thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tự tình (bài 3)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.
(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
Câu 2:
Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?
Câu 3:
Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Câu 4:
c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 5:
b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?
Câu 6:
Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.
về câu hỏi!