Câu hỏi:
13/07/2024 418Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Guơng báu khuyên răn (bài 43).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.
- Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.
- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.
+ Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
+ Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.
Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
Câu 2:
Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Câu 3:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?
A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật
C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật
D. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật
Câu 4:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) viết về chủ đề gì? Từ chủ đề bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc tác phẩm được đặt trong mục Gương báu khuyên răn của Quốc âm thi tập?
Câu 5:
Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Câu 6:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?
A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ
B. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
C. Cùng thời gian khi ông viết Đại cáo bình Ngô
D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kì xây dựng đất nước
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!